Tiết lộ đáng sợ từ người từ chối lên tàu lặn Titan vào phút cuối

Các chuyên gia cho biết tàu lặn Titan là một phương tiện thử nghiệm làm bằng những vật liệu mà người khác tránh xa; trong khi một hành khách từ chối lên tàu vào phút cuối vì 2 điểm đáng ngại trong thiết kế.

Ông Guillermo Sohnlein, người đồng sáng lập Công ty OceanGate Expeditions, cho biết ông Stockton Rush "nhận thức sâu sắc" về những rủi ro khi khám phá đại dương sâu và là nhà quản lý rủi ro sắc sảo.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng ông Rush đã rất mạo hiểm với Titan, một thiết kế thử nghiệm "khác người".

Tiết lộ đáng sợ từ người từ chối lên tàu lặn Titan vào phút cuối-1

Tàu lặn Titan của Ocean Expeditions - Ảnh: REUTERS

Ông Rush là Giám đốc điều hành của Ocean Expeditions - công ty sở hữu tàu lặn Titan - đồng thời là lái tàu đã thiệt mạng trong vụ tai nạn.

Theo Reuters, nhiều ý kiến đầy quan ngại liên quan đến thiết kế tàu lặn Titan đã được đưa ra sau và cả trước khi tai nạn xảy ra, từ cách sử dụng sợi carbon cho thân tàu cho đến việc "bỏ qua quy trình".

"OceanGate đã tạo ra phương tiện thử nghiệm của riêng mình bằng những vật liệu mà người khác tránh xa, quyết định bỏ qua quy trình chứng nhận được thiết kế để đảm bảo an toàn và chọn phớt lờ những cảnh báo từ nhiều chuyên gia trong cộng đồng lặn" - Giám đốc đầu tư kiêm người đồng sáng lập Sáng kiến thăm dò biển OceanX - ông Ray Dalio - cho biết hôm 23-6.

Tàu lặn Titan là một thiết kế mới lạ. Lẽ ra theo quy trình nó cần được chứng nhận thiết kế từ các bên thứ ba, ví dụ Cục Vận tải Mỹ, tuy nhiên công ty của ông Rush đã quyết định bỏ qua bước này.

Trong khi đó, người thám hiểm Titanic người Anh Dik Barton chỉ ra nhiều vấn đề nảy sinh trong thiết kế và bảo trì tàu lặn Titan, nói rằng "có rất nhiều cờ đỏ (cảnh báo nguy hiểm) tung bay ở đây".

Tiết lộ gây chú ý nhất đến từ nhà đầu tư Jay Bloom từ Las Vegas (Mỹ), người lẽ ra đã có mặt trên tàu lặn Titan cùng con trai. Ông cho biết những lý do đáng sợ dẫn đến quyết định từ bỏ chuyến đi vào phút cuối vì lo ngại an toàn.

Ông Bloom, người đồng thời là một phi công trực thăng được cấp phép, lo lắng về cách ông Rush sử dụng một số thiết bị trên tàu lặn Titan, ví dụ ứng dụng một cần điều khiển hay dùng trong sản xuất trò chơi điện tử làm cần điều khiển tàu.

Ngoài ra, Titan bị đóng chốt khi rời tàu hỗ trợ, điều sẽ ngăn hành khách tự ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp.

Các câu hỏi xung quanh vấn đề an toàn của tàu lặn Titan thật ra đã xuất hiện vào năm 2018 trong một hội nghị chuyên đề của các chuyên gia trong ngành và trong một vụ kiện từ cựu giám đốc hoạt động hàng hải của chính OceanGate, vốn đã được giải quyết vào cuối năm đó.

Canada điều tra về vấn đề an toàn của tàu lặn Titan

Ủy ban An toàn Giao thông Canada (TSB) cho biết họ đang tiến hành một cuộc điều tra về vấn đề an toàn liên quan đến hoạt động của tàu lặn Titan - con tàu đã phát nổ thảm khốc khiến 5 người thiệt mạng trên đường đến thăm xác tàu Titanic.

Lý do Canada đảm nhận vụ việc là vì tàu hỗ trợ trên mặt nước của Titan - Polar Prince - là một con tàu mang cờ Canada.

Một đội của TSB đã được cử đến TP St.John's, Newfoundland - Canada, cách vị trí xảy ra tai nạn gần 600 km về phía Bắc để thu thập thông tin và tiến hành một số cuộc phỏng vấn.

Theo Người Lao Động

Xem link gốc Ẩn link gốc https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tiet-lo-dang-so-tu-nguoi-tu-choi-len-tau-lan-titan-vao-phut-cuoi-20230625083113175.htm

tàu lặn Titan


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.