Tổng thống Kyrgyzstan từ chối từ chức

Tổng thống Kurmanbek Bakiyev đã tuyên bố ông không thừa nhận thất bại và sẽ không từ chức dù có xảy ra cuộc nổi dậy đẫm máu hay xuất hiện một chính phủ lâm thời do phe đối lập dựng lên.

Trong ngày 8/4, tổngthống Kurmanbek Bakiyev đã tuyên bố ông không thừa nhận thất bại và sẽ không từchức dù có xảy ra cuộc nổi dậy đẫm máu hay xuất hiện một chính phủ lâm thời dophe đối lập dựng lên.

Tổng thống đã buộc phải rời bỏthủ đô Bishkek do cuộc bạo động đẫm máu hôm 7/4 nói:  "Tôi không thừa nhậnthất bại trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Nhưng ông cũng thừa nhận hoàncảnh hiện tại của mình: "Mặc dù tôi vẫn là Tổng thống, nhưng tôi không cóchút quyền lực nào".

Tổng thống Kyrgyzstan từ chối từ chức

Roza Otunbayeva (trái) - lãnh đạo chính phủ lâm thời ngồi cạnh Phó thủ tướng Omurbek Tekebayev trong một cuộc họp báo tại Bishkek ngày 8/4.

 Trước đó trong ngày 8/4, phe đối lập đã tuyên bố họ đã giành được sự ủnghộ của quân đội đã giải tán Quốc hội và tuyên bố chính thức thành lậpChính phủ lâm thời do thủ lĩnh đối lập Roza Otunbayeva lãnh đạo. Đồngthời, phe đối lập cũng cho công bố thông tin rằng tổng thống Bkiyev đãđồng ý từ chức sau 1 ngày chạy trốn.

"Việc kinh doanh của ông tạiKyrgyzstan đã chấm hết" - bà Otunbayeva tuyên bố.

Bà  Otunbayeva cũng cho biết, phe đối lập đang giành quyền kiểm soát 4/7 tỉnhcủa Kyrgyzstan, khẳng định nước này sẽ tiến hành bầu cử tổng thống trong vòng 6tháng tới và đang chờ đợi cuộc nói chuyện với ông Bakiyev về việc chuyển giaoquyền lực. Bà cũng tuyên bố sẽ nhanh chóng xem xét lại kế hoạch cho không quânMỹ thuê căn cứ Manas thêm một năm nữa khi hợp đồng cũ sẽ hết hạn trong tháng 7tới.

Tổng thống Kyrgyzstan từ chối từ chức

Thủ đô Bishkek hoang tàn sau bạo động.

Ngày 8/4, Thủ tướng NgaPutin đã nói chuyện qua điện thoại với lãnh đạo lâm thời Kyrgyzstan vàcho biết sẵn sàng viện trợ nhân đạo cho đất nước Trung Á nghèo khó này.

Cuộc điện thoại là chỉ dấu côngkhai đầu tiên cho thấy sự ủng hộ của một  nhà lãnh đạo lớn trên thế giới đối vớibà Roza Otunbayeva. Nga cũng đã gửi 150 lính nhảy dù tới căn cứ của mình ở Kyrgyzstan để đảm bảo an toàn cho 400 nhân viên quân sự và gia đình của họ.
 
Mỹ cũng đã lên tiếng thông báo sẽ sơ tán các công dân của mình tới căn cứ khôngquân Manas, nơi có khoảng 1.2000 lính Mỹ đang đóng quân. Cùng với EU, Mỹ cũnghứa sẽ sẵn sàng viện trợ nhân đạo cho Cộng hòa Kyrgyzstan để tái thiết.

Hiện Nga và Mỹ đều  có căn cứquân sự tại quốc gia này. Năm 2009, Kyrgyzstan lên tiếng tuyên bố lực lượng Mỹsẽ phải rời Manas sau khi Nga đồng ý cấp cho nước này hơn 2 tỷ USD tiền viện trợvà cho vay.

Nhưng sau khi Mỹ đồng ý tăng tiềnthuê căn cứ 1 Manas từ 17 triệu USD lên 63 triệu USD một năm thì Chính phủKyrgyzstan đã đồng ý hủy bỏ quyết định trên ngay lập tức.

 Theo Nguyễn Hường
Tổng thống Kyrgyzstan từ chối từ chức



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.