Vào tù vì chạy trốn bạo lực gia đình

Chạy trốn bạo lực gia đình, bịhiếp dâm hay bị chồng đánh đập mà kháng cự họ sẽ bị bắt giam vào tù vì "phạmtội đạo đức".

Chạy trốn bạo lực gia đình, bịhiếp dâm hay bị chồng đánh đập mà kháng cự - họ sẽ bị bắt giam vào tù vì "phạmtội đạo đức".

Đối với những người phụ nữ Afghanistan có hành động chạy trốn bạo lực gia đình,bị lạm dụng tình dục hay chống cự trong lúc bị chồng đánh, họ sẽ phải ngồi tù -tổ chức Human Rights Watch cho biết trong bản báo cáo công bố hôm 28/3.

Vào tù vì chạy trốn bạo lực gia đình
Gulbar, một phụ nữ Afghanistan sau khi bị chồng ngược đãi tháng 10/2005.

Những hành động trên của họ bịquy vào tội "vi phạm đạo đức" trong khi người chồng và những kẻ đàn ông ngượcđãi họ vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Thậm chí, nhiều phụ nữ bị hiếp dâm đã bị bắt giam vì bị buộc tội quan hệ tìnhdục ngoài hôn nhân hay ngoại tình (dù họ bị ép buộc) - một hành vi vi phạm đạođức loài người.

"Ngay từ khi chào đời, vận mệnh của tôi đã bị chà đạp" - Amina (17 tuổi), ngườibị bắt giam đã nhiều tháng do bị ép làm gái mại dâm nói với các nhà nghiên cứucủa Human Rights Watch.

Mặc dù tình trạng nữ quyền tại Afghanistan đã được cải thiện đáng kể từ sau khichế độ Taliban sụp đổ một thập kỷ trước, nhưng nhiều phụ nữ nước này vẫn đangphải đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc, hãm hiếp, hôn nhân cưỡng ép và bị coi nhưmột món hàng.

Ngoài ra, họ cũng khó có thể thoát ra khỏi cảnh bạo lực gia đình vì áp lực xãhội quá lớn và những rắc rối về pháp lý.

"Tình trạng nhiều phụ nữ và trẻ em bị cáo buộc "phạm tội đạo đức" là một vệt đentrên khuôn mặt của chính phủ Afghanistan. Tình trạng này đang tiếp tục bị làmsuy yếu bởi chính quyền của Tổng thống Karzai (Hamid) với các chính sách của ôngvề nữ quyền" - Human Rights Watch cho biết.

Vào tù vì chạy trốn bạo lực gia đình
Bibi - biểu tượng của những phụ nữ Afghanistan là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình đang chỉ cho các quan sát viên những vết thương do chồng cô gây ra sau khi được giải cứu.

Cũng theo kết quả điều tra của tổchức nhân quyền có trụ sở tại New York trên, có khoảng 400 trẻ em và phụ nữAfghanistan đã bị kết án "phạm tội đạo đức" và họ hiếm khi tìm thấy sự giúp đỡtừ chính quyền với "hệ thống công lý hình sự rối loạn chức năng".

Hoàn cảnh của cô Nilofar là ví dụ đầy đủ nhất về tình trạng này. Cô bị chồngnhiều lần dùng tuốc nơ vít đâm vào đầu, ngực và cánh tay và buộc tội cô ngoạitình khi cô mời một người đàn ông vào nhà chơi. Sau đó, cô bị bắt còn chồng thìkhông vì anh ta chỉ đánh đập chứ không khiến cô tử vong.

Chính sự ngược đãi phụ nữ đã khiến chính quyền Taliban cũ không đươc cộng đồngquốc tế công nhận là chính quyền hợp pháp của Afghanistan khi cầm quyền.

Tuy nhiên, 10 năm sau khi chính quyền này bị lật đổ với sự hỗ trợ của phươngTây, tương lai của những người phụ nữ nước này vẫn không chắc chắn.

Trong tháng 8/2009, một đạo luật đã được thông qua nhằm hỗ trợ quyền bình đẳngcho phụ nữ, bao gồm cả tội phạm trẻ em và nạn nhân hôn nhân cưỡng ép cũng nhưcác hành vi khác. Nhưng những người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn,vẫn không tìm thấy nơi có thể bênh vực họ hay chạy trốn bạo lực.

Thách thức đối với những người phụ nữ muốn chống lại tình trạng bạo lực và lạmdụng không chỉ là nhà tù, bởi sau khi ra tù, họ còn phải đối mặt với sự kỳ thịlớn từ xã hội và dễ bị sát hại bởi chính thân nhân của họ trong cái được gọi là"cái chết danh dự".

"Tôi chỉ muốn ly dị. Tôi không thể trở về với gia đình vì cha tôi sẽ giết tôi.Cả gia đình tôi đều quay lưng lại với tôi" - Aisha (20 tuổi), người đã bị kết ánba năm tù vì chạy trốn người chồng ngược đãi trong cuộc hôn nhân cưỡng ép nóivới các nhà nghiên cứu.


Theo Nguyễn Hường
         GDVN




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.