Vụ cô giáo đâm học sinh 8 tuổi chấn động Hàn Quốc: Chuyên gia nói không phải do trầm cảm

Việc liệu tình trạng sức khỏe tâm thần có liên quan đến tội ác của nghi phạm hay không vẫn đang được tranh cãi.

Sau khi có thông tin nghi phạm đâm chết một học sinh tiểu học 8 tuổi đang gây rúng động dư luận Hàn Quốc gần đây được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm, một số người đã tranh cãi liệu tình trạng sức khỏe tâm thần này có liên quan đến tội ác của nghi phạm hay không.

Vào ngày 10/2, một giáo viên nữ ngoài 40 tuổi đã đâm học sinh lớp 1 Kim Ha-neul tại một trường tiểu học ở Daejeon khiến bé gái tử vong thương tâm. Theo cảnh sát, giáo viên này đã được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm vào năm 2018. Vào ngày 9 tháng 12 năm ngoái, cô đã nộp đơn xin nghỉ phép 6 tháng vì bệnh tâm thần, nhưng đã quay lại trường sau 20 ngày, sau khi nhận được giấy xác nhận của bác sĩ xác nhận có đủ sức khỏe để tiếp tục công việc của mình.

Vụ cô giáo đâm học sinh 8 tuổi chấn động Hàn Quốc: Chuyên gia nói không phải do trầm cảm-1Vụ cô giáo đâm học sinh 8 tuổi chấn động Hàn Quốc: Chuyên gia nói không phải do trầm cảm-2Hoa cúc, đồ ăn nhẹ và giấy nhớ được đặt trước trường tiểu học ở Daejeon vào ngày 11/2, một ngày sau khi học sinh 8 tuổi bị giáo viên đâm tử vong (Ảnh: Newsis)

Một số phương tiện truyền thông đã đưa tin về các bình luận trực tuyến như: "Những người bị trầm cảm có được phép đi dạy không?" "Trầm cảm không phải là tội ác, nhưng làm việc với trẻ em có vẻ không đúng lắm"; và "Làm sao một người mắc bệnh tâm thần có thể nghĩ đến việc quay lại làm việc?".

Tuy nhiên, các chuyên gia tâm thần chỉ ra rằng trầm cảm là một bệnh tâm thần “có nguy cơ gây hại cho người khác rất thấp”, lưu ý rằng những người mắc bệnh trầm cảm “thường không biểu hiện những hành vi như vậy”.

“Thật khó để tìm ra nguyên nhân của vụ việc này là do trầm cảm hoặc sức khỏe tâm thần (đã biết) của nghi phạm ”, Lee Byung-chul, giáo sư tại Khoa Thần kinh của Đại học Hallym, nói với tờ The Korea Herald. “Trầm cảm là một căn bệnh có nguy cơ gây hại cho người khác rất thấp và thường không liên quan đến xu hướng tấn công người khác”.

Kim Dong-wook, chủ tịch Hiệp hội bác sĩ tâm thần Hàn Quốc, cũng nói với tờ The Korea Herald rằng "rất khó để xác định bất kỳ mối quan hệ nhân quả nào giữa vụ việc thương tâm và chứng trầm cảm của thủ phạm.

“Dựa trên các báo cáo truyền thông cho đến nay, chỉ riêng chứng trầm cảm không thể giải thích được hành vi của thủ phạm”, Kim nói thêm. “Ngay cả khi (thủ phạm) mắc chứng tâm thần phân liệt như một số nhà quan sát đã gợi ý, thì điều đó vẫn không giải thích được hành vi của thủ phạm, vì mặc dù những người mắc chứng tâm thần phân liệt có thể biểu hiện xu hướng bạo lực để tự vệ do ảo tưởng, nhưng hiếm khi thấy họ tấn công người khác để làm hại họ”.

Vụ cô giáo đâm học sinh 8 tuổi chấn động Hàn Quốc: Chuyên gia nói không phải do trầm cảm-3Mọi người đến bày tỏ thương tiếc tại một bàn thờ tưởng niệm chung được dựng lên tại trường tiểu học ở Daejeon ngày 12/2 (Ảnh: Newsis)

Bae Sang-hoon, giáo sư tại Khoa Quản lý Cảnh sát của Đại học Woosuk, người có kinh nghiệm trong việc lập hồ sơ tội phạm, cho biết hành vi của giáo viên này dường như không xuất phát từ bệnh tâm thần cụ thể của cô. Thay vào đó, ông cho biết có vẻ như đây là một hình thức "giết người để khẳng định quyền lực", một kiểu giết người mà thủ phạm chọn mục tiêu yếu thế  hơn mình chỉ để kiểm soát hoặc thống trị.

“Bất kể giáo viên được chẩn đoán mắc bệnh gì, tội ác này có thể được coi là một hành vi cố ý không liên quan đến bệnh tâm thần của giáo viên”, Bae nói thêm. “Dựa trên cách giáo viên cố tình chọn tấn công học sinh và cách (thủ phạm) mua dao trước khi thực hiện tội ác, thật khó để cho rằng bệnh tâm thần của cô ấy là lý do để bào chữa cho hành động này”.

Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/vu-co-giao-dam-hoc-sinh-8-tuoi-chan-dong-han-quoc-chuyen-gia-noi-khong-phai-do-tram-cam-a507906.html

đâm người

nữ sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.