Điểm mặt những ngôi sao Brazil thất bại ở Nou Camp

Trong 28 cầu thủ Brazil từng khoác áo Barca, không phải ai cũng đáp ứng được kỳ vọng. Tương phản với những Evaristo, Romario, Ronaldo, Rivaldo, Ronaldinho hay Dani Alves, người Catalunya cũng đem về không ít bản hợp đồng tệ hại từ bờ bên kia của Đại Tây Dương. Và các thảm họa đó diễn ra rải rác trong suốt 82 năm họ gắn bó với các cầu thủ đến từ xứ sở Samba.

Trong 28 cầu thủ Brazil từng khoác áo Barca, không phải ai cũng đáp ứng được kỳ vọng. Tương phản với những Evaristo, Romario, Ronaldo, Rivaldo, Ronaldinho hay Dani Alves, người Catalunya cũng đem về không ít bản hợp đồng tệ hại từ bờ bên kia của Đại Tây Dương. Và các thảm họa đó diễn ra rải rác trong suốt 82 năm họ gắn bó với các cầu thủ đến từ xứ sở Samba.

Điểm mặt những ngôi sao Brazil thất bại ở Nou Camp

Keirrison thậm chí chưa đá trận nào cho Barca

Sau những thất bại đầu tiên với Fausto dos Santos, Jaguare và Lucidio Batista, niềm tin của người Catalan vào các cầu thủ Brazil đã được vãn hồi nhờ sự bùng nổ của Evaristo. Đến năm 1980, chủ tịch Josep Lluis Nunez đã đưa tiền đạo Roberto “Dinamita” về Nou Camp, với kỳ vọng cầu thủ đã ghi 92 bàn trong 161 trận trước đó cho Vasco da Gama sẽ trở thành một Evaristo mới. Nhưng kết cục, chân sút có biệt danh là “thuốc nổ” này tịt ngóm với 3 bàn sau 8 trận và bị tống ngược trở lại Vasco ở mùa kế tiếp. Chỉ 2 năm sau, Nunez lại vác tiền vệ Cleo về từ America, và kết quả còn tệ hơn: 1 trận, 0 bàn.

Gần tương tự, một cựu chủ tịch khác là Joan Gaspart (2000-2003) cũng khá vô duyên với các cầu thủ Brazil. Ở đoạn cuối nhiệm kỳ của mình tại Nou Camp, ông đã mua về Fabio Rochemback (15 triệu euro) và Geovanni (21 triệu) với giá không rẻ chút nào. Thế nhưng đóng góp của bộ đôi này gần như là số 0, bằng với số danh hiệu mà họ đoạt được trong màu áo Barca.

Và cũng đừng nghĩ Joan Laporta, vị chủ tịch thành công nhất trong lịch sử đội bóng Catalan, không mắc sai lầm. Bằng chứng: người tiền nhiệm của Sandro Rosell chính là tác giả của hai thảm họa mang tên Henrique và Keirrison, những người thậm chí chưa đá một trận chính thức nào cho Barca. Rõ ràng, cũng không phải vô cớ mà báo chí TBN đặt nghi vấn là Laporta đã “cắn” được một miếng không nhỏ, nhờ đạo diễn những vụ chuyển nhượng mờ ám này.

54 triệu euro cho Neymar là đắt hay rẻ?


Để có được Neymar, Barcelona đã phải chi ra tổng cộng 54 triệu euro, gồm 50 triệu phí chuyển nhượng và 4 triệu quy đổi từ 2 trận giao hữu với Santos (2 triệu/trận). Con số ấy đã biến cầu thủ 21 tuổi này trở thành bản hợp đồng đắt giá thứ 2 của sân Nou Camp, chỉ kém Zlatan Ibrahimovic (69,5 triệu euro từ Inter năm 2009). Đây cũng chính là bản hợp đồng đắt giá thứ 11 trong lịch sử bóng đá thế giới.

Sẽ không dễ trả lời câu hỏi liệu Neymar có xứng đáng với cái giá khủng khiếp ấy, khi anh chưa đá trận nào cho Barca. Nhưng chắc chắn, Neymar sẽ phải học cách vượt qua sức ép từ mức giá chuyển nhượng trên trời, nếu không muốn đi vào vết xe đổ của Kaka (tại Real), Torres (Chelsea) và Ibrahimovic (tại chính Barca).

Ngoài ra, lịch sử cũng nói lên rằng không nhiều ngôi sao Brazil được mua về với giá cao sau đó lập tức tỏa sáng. Ngoài Kaka, có thể kể ra những nỗi thất vọng mang tên Hulk và Robinho. Còn với Barca, con số 54 triệu euro cho một cầu thủ chưa từng thi đấu tại châu Âu là một canh bạc đầy mạo hiểm. Chẳng phải bỗng dưng mà Johan Cruyff lại hoài nghi về thương vụ bom tấn này: “Neymar à? Hãy chờ xem, xây dựng một đội bóng không đơn giản chỉ là mua về một cầu thủ”.


Theo BĐCS


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.