ĐT Đức... học giỏi nhất EURO 2016

Để thành công trong bóng đá hiện đại, giới cầu thủ không chỉ dựa vào thể lực và thể hình, họ cần cả… cái đầu. Vì bóng đá là môn khoa học.

Để thành công trong bóng đá hiện đại, giới cầu thủ không chỉ dựa vào thể lực và thể hình, họ cần cả… cái đầu. Vì bóng đá là môn khoa học.

Đó là lời khẳng định của tiến sĩ Ken Bray. Nhà khoa học của Trường Đại học Bath (Anh) này rất quan tâm đến bóng đá và cùng đồng nghiệp nghiên cứu về môn thể thao Vua hơn chục năm qua.

dt duc... hoc gioi nhat euro 2016 hinh anh 1

HLV Joachim Loew luôn thích sự học hỏi.

Trong một bài viết trên The Journal of Sport & Exercise Psychology (JSEP) mới đây, tiến sĩ Bray cho rằng: “Đừng nghĩ bóng đá là thể thao đơn thuần, nó còn là môn khoa học. Để có thể áp dụng kỹ thuật và chiến thuật thành công, cầu thủ bóng đá phải sử dụng khả năng về hình học không gian, khí động học cùng nhiều nguyên tắc vật lý và khoa học cơ bản khác để hoàn thiện mình và vươn lên đỉnh cao. Sự hiểu biết về khoa học chính là chia khóa bằng vàng cho thành công của các cầu thủ”.

Trong số 24 đội bóng tham dự VCK EURO năm nay, Đức là đội bóng sở hữu cầu thủ chất lượng nhất nếu xét về tiêu chí… học hành bài bản. Theo Die Welt, ngoại trừ Toni Kroos, tất cả cầu thủ Đức đều ít nhất tốt nghiệp phổ thông trung học.

Học giỏi nhất có lẽ là Mario Goetze, tiền vệ Bayern là con trai của ông Juergen Goetze, Giáo sư - Tiến sĩ khoa học hiện đang giảng dạy tại khoa Kỹ thuật điện và Công nghệ thông tin của Trường Đại học Công nghệ Dortmund.

Mario Goetze từng viết một ứng dụng cho điện thoại di động. Hiện tại, ngôi sao Bayern còn đang cùng cha mình và các đồng nghiệp là thành viên của Weitblick - một tổ chức phi chính phủ về hỗ trợ giáo dục.

Còn nhớ bàn thắng vào lưới ĐT Argentina của Goetze trong trận chung kết World Cup 2014 được truyền thông Đức ví với kiệt tác của Pele vào lưới Italia trong trận chung kết World Cup 1970. Nhưng theo quan điểm của Tiến sĩ Khoa học Daniel Memmert, Trường Đại học Khoa học Thể thao Cologne thì kiệt tác của Goetze còn hội tụ cả yếu tố “thông minh”.

Theo Tân Phong (Webthethao)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.