Những chuyện kỳ lạ ở Triều Tiên: Không giành huy chương thì đi tù

Được coi là tinh hoa, hưởng những chế độ đãi ngộ tốt nhất, song vận động viên thể thao ở Triều Tiên cũng có thể trở thành tù nhân bất cứ lúc nào.

Được coi là tinh hoa, hưởng những chế độ đãi ngộ tốt nhất, song vận động viên thể thao ở Triều Tiên cũng có thể trở thành tù nhân bất cứ lúc nào.

Đội tuyển đá thua, huấn luyện viên phải lao động khổ sai

Trong thời gian dẫn dắt đội tuyển Triều Tiên tại World Cup 2010, ông Kim Jong Hun, huấn luyện viên trưởng đội này từng khẳng định ông “thường xuyên nhận được những chỉ đạo chiến thuật trong suốt trận đấu” từ nhà lãnh đạo Kim Jong-il" thông qua điện thoại di động. Đó là những chiến thuật mà "người trần mắt thịt" không bao giờ có thể thấy được” và nó do chính nhà lãnh đạo tối cao tự xây dựng một cách có chủ ý.

Tuy nhiên, điều không may là các cầu thủ Triều Tiên phải ngậm ngùi trở về nước mà không chạm được vào cúp vô địch. Sau 3 trận thua, đặc biệt là thất bại 0 - 7 trước Bồ Đào Nha, cả thầy và trò đội tuyển bóng đá quốc gia Triều Tiên đã bị cáo buộc tội phản bội tư tưởng quốc gia.

Tại một khán phòng ở cung văn hóa Bình Nhưỡng, tất cả các cầu thủ đã phải trải qua 6 giờ điều trần trước sự chứng kiến của 400 quan chức, vận động viên và sinh viên thể thao. Ông Ri Dong Kyu, bình luận viên thể thao của kênh truyền hình nhà nước Triều Tiên đã liên tục chỉ trích sự yếu kém của từng người.

Trong khi đó, huấn luyện viên Kim Jung Hun đã bị khai trừ khỏi Đảng và phải đi lao động khổ sai tại một công trường xây dựng 14 tiếng/ngày.

 Cựu huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Triều Tiên Kim Jong Hun.
Cựu huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Triều Tiên Kim Jong Hun.

Thêm vào đó, một trong những lí do làm nặng thêm “tội lỗi” của những cầu thủ Triều Tiên là họ đã để thua 1 – 2 trong trận đấu với đội tuyển Brazil. Đây là trận hiếm hoi mà Triều Tiên phát sóng trực tiếp trên kênh truyền hình của nước mình.

Thắng làm anh hùng, thua làm tội phạm

Ở tuổi 45, cựu vận động viên judo Triều Tiên Lee Chang Soo, hiện đang sống ở Hàn Quốc, đã qua tuổi mơ về một chiến thắng vang dội ở Olympic, song ông vẫn tin rằng một trong 3 cậu con trai của mình có thể thay ông làm điều này - giành huy chương ở Olympic và đánh bại một vận động viên Triều Tiên.

“Đó nhất định phải là một huy chương vàng Olympic. Tôi muốn cho họ (người Triều Tiên) thấy rằng một người từng bị hạ nhục đã nuôi dạy con trai tốt thế nào và sẽ không bị quật ngã. Đó là khởi đầu của sự trả thù của tôi”.

 Đội tuyển thể thao Triều Tiên tại sân bay Bình Nhưỡng.
Đội tuyển thể thao Triều Tiên tại sân bay Bình Nhưỡng.

Ở thời kì đỉnh cao của mình, khi ông và đồng đội giành 3 huy chương vàng tại Thế vận hội sinh viên Thế giới 1985 ở Nhật Bản, ông Lee đã được hưởng mọi đặc quyền dành cho một vận động viên ưu tú tại Triều Tiên - được kết nạp Đảng, cấp ô tô Mercedes Benz, tủ lạnh, tiền thưởng... “Bất cứ ai dành được huy chương cũng sẽ được tặng nhà”. Thậm chí, các vận động viên như ông còn được phong là anh hùng và danh hiệu “Vận động viên nhân dân”.

Tuy nhiên, sau khi để thua một vận động viên Hàn Quốc vài năm sau đó, cuộc đời của ông bất ngờ bước sang một trang khác. “Tôi bị đưa tới lao động tại một mỏ than sau lần đầu tiên thất bại trước Hàn Quốc tại Á vận hội Bắc Kinh”.

Sợ phải tiếp tục sống cuộc sống bế tắc của một vận động viên, Lee đã cố tình để thua tại một trận thi đấu ở Tây Ban Nha năm 1991: “Tôi đã nghĩ vì sao tôi phải chiến thắng? Nếu tôi dành huy chương, nó thuộc về Triều Tiên, không phải tôi. Vì tôi, tôi cố tình để thua và tìm cách để trốn thoát”.

Không thể phạt được ông Lee, các quan chức nước này đã quay sang phạt gia đình ông. Anh trai ông bị đưa tới một xưởng xẻ gỗ, còn những người khác đều bị buộc phải tới làm việc khổ sai tại mỏ than.

Thua Hàn Quốc là phản bội

Ông Woo Young Lee, giáo sư tại Đại học Triều Tiên học ở Seoul cho biết: “Trong xã hội Triều Tiên, vận động viên được tôn kính như những người ưu tú và họ được quản lí, huấn luyện, hỗ trợ ở đẳng cấp quốc gia” để mang lại vinh quang cho quốc gia.

Theo ông Bang Gu Kyeong, một cựu học viên Taewondo người Triều Tiên tại Hàn Quốc, những vận động viên này được đưa vào các trường học đặc biệt từ khi còn nhỏ, được lo cơm ăn hàng ngày, tiền tiêu hàng tháng.

 Huấn luyện viên đội tuyển thể dục dụng cụ Triều Tiên Jong Sun Yong đang hướng dẫn các học trò của mình tại nhà thi đấu trong nhà Bình Nhưỡng.
Huấn luyện viên đội tuyển thể dục dụng cụ Triều Tiên Jong Sun Yong đang hướng dẫn các học trò của mình tại nhà thi đấu trong nhà Bình Nhưỡng.

Thế nhưng, với bất cứ vận động viên nào, việc để thua trước đối thủ, đặc biệt là Mỹ và Hàn Quốc đồng nghĩa với việc ngay lập tức đứng trước cáo buộc phản bội lý tưởng đấu tranh của Đảng, không trung thành với lãnh tụ.

Họ sẽ bị đưa thẳng tới nơi tạm giam và chờ đợi một cuộc họp tổng kết nhằm đánh giá và “định tội” từng người. Nếu bị kết tội là “không trung thành”, họ sẽ ngay lập tức bị trục xuất khỏi làng thể thao và phải đi lao động khổ sai hoặc thậm chí tống vào nhà tù.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.