- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ông Mai Liêm Trực: Mơ một vị Chủ tịch VFF có tầm
“Nói chuyện chia sẻ thôi, đừng đưa chú lên báo làm gì. Giờ chú nghỉ rồi, không muốn xuất hiện nhiều, tuyên bố nhiều về những gì đang diễn ra…” – cứ mỗi lần điện thoại hỏi thăm, hoặc tham vấn ý kiến của ông về một vấn đề bóng đá nào đó là tôi lại “bị” ông – cựu chủ tịch VFF Mai Liêm Trực, người được mệnh danh là “ông chủ tịch dũng cảm nhất trong lích sử VFF” chặn đứng bằng câu nói ấy. Và ngay cả trong cuộc nói chuyện kéo dài gần trọn một buổi sáng tại nhà riêng của ông cách đây vài hôm cũng vậy,
Nhưng tôi nghĩ, những lời gan ruột mà ông chia sẻ rất có ích cho BĐVN trong bối cảnh mà một kỳ Đại Hội VFF chuẩn bị tiến hành, và tôi cũng nghĩ, một khi mình trái ý ông để làm những điều “có ích cho bóng đá” thì chắc chăn ông cũng không “để bụng” hay giận dỗi gì. Thành thử mạn phép ông, xin chép lại toàn bộ của nói chuyện này…
Nhà báo Phan Đăng: Chú Trực ơi, cháu sẽ không hỏi một câu quen thuộc “chú có khoẻ không?”, vì nghe giọng nói sang sảng của chú là đã cảm nhận được “ông già 70 tuổi” vẫn khoẻ, vẫn lửa như ngày nào. Nhưng cháu sẽ hỏi: Kể từ ngày không làm chủ tịch VFF nữa, chú có còn xem và theo dõi bóng đá nữa không?
Cựu chủ tịch VFF Mai Liêm Trực: - Chú yêu bóng đá, chơi bóng đá từ thời học sinh, sinh viên, nên làm hay không làm chủ tịch VFF thì vẫn quan tâm theo dõi bóng đá chứ. Phan Đăng hỏi làm chú sực nhớ: AFF Cup 2012 vừa rồi, chú xem ĐTVN đá qua ti vi và thấy đau lắm. Đau không phải vì thua đâu, mà vì cách thua tệ hại quá, và vì nhìn hình ảnh những CĐV Việt Nam ủ dột, cuốn cờ rời sân mà thấy tội nghiệp quá. Chú luôn nghĩ, bóng đá thắng – thua là bình thường, nhưng nếu có thua phải thua như thế nào chứ.
Lúc nào cựu chủ tịch VFF Mai Liêm Trực cũng là một con người…đầy lửa |
Thua như chung kết SEA Games 22 – thế là được phải không chú?
- Đúng! Trận ấy mình bị đuổi người nhưng các cầu thủ vẫn đá hết mình, vẫn hoà 1-1 sau 90 phút, và chỉ chịu thua ở hiệp phụ. Thua như thế khán giả buồn, tất nhiên rồi- nhưng người ta chấp nhận. Chứ thua kiểu AFF Cup thì khó chấp nhận quá.
Nếu cháu nhớ không nhầm, kỳ SEA Games 22 ấy, có một trận đấu của ĐT chú đã rơm rớm nước mắt khi bản quốc ca Việt Nam vang lên…
- Hồi ấy có lần chú xem bóng đá với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, và chính ông Kiệt từng chia sẻ: “Cảm giác hát quốc ca ở SVĐ linh thiêng hơn cảm giác hát quốc ca ở nhiều hội nghị”. Cũng dễ hiểu thôi, vì cái cảm giác hàng vạn con người cùng nén lại trong một cái sân, và cùng nhau hát những lời mang “quốc hồn quốc tuý” của một dân tộc luôn cực kỳ đặc biệt. Những lần như thế, chú và những đảng viên già có mặt ở ghế VIP sân Mỹ Đình luôn nhìn vào các bạn trẻ, và thấy rõ tình yêu đất nước, tình yêu dân tộc trong trái tim các bạn. Điều đó cho thấy bóng đá có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn lắm.
Đã có lần cháu nghĩ: bóng đá có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhưng hình như những người quản lý nền bóng đá lại chưa có một “đẳng cấp chính trị xã hội” cho đủ tầm.
- Theo chú thì ai vào VFF cũng đầy nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm cả. Nhưng đúng là nhiều khi họ bị “hút” vào chuyên môn bóng đá quá, mà thiếu những cách ứng xử mang tầm vóc xã hội. Chú ví dụ BCH VFF từng qui tụ nhiều nhân vật uy tín trong xã hội chứ, họ là Tổng biên tập một tờ báo, là ông chủ một doanh nghiệp lớn, thậm chí là cả Đại biểu Quốc hội cơ mà…. Vậy thì mấy ông trong thường trực VFF phải lắng nghe họ và sửa mình theo những kiến giải hợp lý của họ chứ.
Thời chú làm, họp BCH VFF, mọi người luôn được tranh luận, thậm chí là cãi vã nhau thỏai mái. Có lần anh em cãi hăng tới mức bộ phận phục vụ phải mang cả bình mì vào để anh em ăn cho đỡ đói. Nếu không tin, cháu có thể hỏi những người như bầu Thắng, bầu Đức xem chú đã nghe họ như thế nào. Rồi ứng xử với báo chí cũng vậy, nhiều nhà báo nói với chú rằng: “Thời ông Trực, VFF mở cửa với báo chí hơn bao giờ hết!”.
Tóm lại bóng đá có ý nghĩa xã hội lớn lao, nên người quản lý bóng đá cũng phải có một tầm vóc, một cách hành xử cho đúng với tầm vóc ấy.
Ngoài vấn đề “tầm vóc xã hội”, chú còn thấy điểm yếu nào của những “yếu nhân” VFF nữa không?
- Tư duy quản lý! Chú thấy ở VFF thường tồn tại tư duy ôm đồm, ví dụ một ngừời thường kiêm nghiệm nhiều chức vụ. Thời của chú, chú đã từng nghĩ, anh Ly (PCT thường trực VFF Trần Duy Ly - PV) đã làm PCT rồi thì còn kiêm nghiệm thêm chức Trưởng ban thi đấu, rồi trưởng BTC V.League làm gì nữa, hay anh Viễn (TTK VFF Phạm Ngọc Viễn - PV) đã là TTK rồi thì còn kiêm nghiệm thêm nhiệm thêm chức trưởng ban hợp tác quốc tế làm gì nữa. Dĩ nhiên là lãnh đạo chủ chốt, các anh ấy vẫn có thể chỉ đạo các công việc ở mỗi ban, nên cần phải giao chức trưởng ban cho các anh em trẻ, có năng lực chứ.
Cháu thì nghĩ chúng ta buộc phải kiêm nghiệm vì chúng ta không có đủ người tài để chia ra cho rất nhiều các đầu việc khác nhau…
- Không đúng đâu Đăng ơi. Ví dụ như hồi chú mới về VFF, và đã tình ngờ phát hiện ra một nhân vật ở phòng pháp chế có năng lực thuộc vào dạng xuất sắc. Xuất sắc tới mức mà chú từng nói với cô ấy: “Nếu cháu làm ở nghành viễn thông, cháu có thể nhận mức lương cao gấp đôi bây giờ”. Vậy tại sao không dùng những con người như thế?
Mới đây, chú có gặp lại các anh Trần Duy Ly, Phạm Ngọc Viễn, và cá nhân chú đề cao việc các anh ấy tham gia VPF, nhưng chú cũng đồng thời nói rằng: các anh cũng nên bồi dưỡng và tạo cơ hội thể hiện cho các nhân vật trẻ - chúng ta không thiếu những người trẻ có tài.
Một số người ở VFF ôm đồm công việc không phải vì chúng ta không có người để giao việc, vậy họ ôm đồm vì…mục đích vật chất chăng?
Nói thẳng ra, làm mảng thi đấu hay quan hệ quốc tế cũng không loại trừ khả năng có cái này cái kia, nhưng chú không nghĩ các anh ấy tham tiền đâu. Các anh ấy đều có tâm, có nhiệt huyết với bóng đá. Đơn giản chỉ là tư duy quản lý của các anh ấy chưa thật tốt thôi. Có lẽ giao việc cho người khác, các anh ấy thấy “như thế là chưa yên tâm”. Mà Đăng ơi, cái chữ “yên tâm” thì Đăng hiểu rồi, nó vô cùng lắm.
Hiện tại, có dư luận cho rằng sẽ có một vài vị trí chủ lực ở VFF Khoá 7 kiêm nghiệm một lúc hai ba chức vụ, chẳng hạn PCT chuyên môn có thể kiêm luôn vai TTK – chú nghĩ sao?
- Chắc chắn là không ổn! Chắc chắn như thế.
Và người ta còn công khai nói rằng, ông chủ tịch VFF khoá 7 nhiều khả năng sẽ phải làm một vai trò kép: vừa quản lý, vừa điều hành nền bóng đá…
- Không nên một chút nào. Bởi sau một thời kỳ nghiên cứu mô hình hoạt động của các kỳ VFF đã qua, kết hợp với kinh nghiệm quản lý xã hội (lập pháp, hành pháp, tư pháp), rồi quản lý doanh nghiệp, và cả mô hình hoạt động của FIFA, AFC, chú đã định ra cơ chế hoạt động hai cấp: cấp quản lý và cấp điều hành, và theo chú đấy là một mô hình lý tưởng nhất. Nếu phá đi mô hình ấy e là lợi bất cập hại.
Người ta vẫn nói, VFF hay bị tác động bởi Uỷ ban TDTT (giờ là Tổng cục TDTT). Thời chú làm có chuyện này không?
- Hồi ấy quan hệ giữa chú với anh Thái (Chủ nhiệm Uỷ ban TDTT Nguyễn Danh Thái - PV) là khá tốt, và cá nhân anh Thái chưa bao giờ tác động điều này điều kia lên chú cả. Chính anh Thái đã hết lời vận động chú phải ra tranh cử khoá 5. Nhưng vấn đề là có nhiều người trong bộ máy VFF vốn là người của ngành thể thao, nên làm gì thì làm họ cũng phải ngó sang Uỷ ban . Hình như họ mang tư tưởng: Một ngày nào đó không làm ở VFF thì vẫn có thể rút êm về Uỷ ban. Và như thế là chết, vì VFF là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, nên bộ máy điều hành phải chuyên nghiệp, và phải luôn có những con người dám sống chết hết mình cho nó.
Chú có thể lấy ví dụ cụ thể?
- Ví dụ như về VFF là chú lập tức đề nghị phải tăng lương gấp đôi, vì chú nghĩ phải tăng lương anh em mới sống được, và mới bớt tiêu cực đi. Nhưng anh em bảo chú: “Lương của mình đã cao hơn lương bên Uỷ ban rồi đấy!”. Trời ơi, chú nói lại ngay: “Lương chúng ta cao hơn lương Uỷ ban là bình thường, sao các anh phải sợ?”. Nó cũng giống như ngày trước, chú làm TGĐ VNPT lương của chú cao hơn nhiều so với khi ngồi ghế Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
Lương của VFF được lấy từ các nhà tài trợ, chứ có lấy từ ngân sách đâu mà cứ phải e sợ, ngó trước ngó sau như thế. Xét đi xét lại, cuối cùng Hội đồng lương VFF quyết định tăng lương gấp rưỡi.
Ngoài chuyện người của VFF cứ hay ngó sang Uỷ ban, còn những gì từ phía Uỷ ban khiến chú không hài lòng không?
- Nói thật với cháu, hồi ấy một số nhân vật bên Uỷ ban hay có những bình luận trên báo khiến chú không hài lòng, bởi chú nghĩ, họ không đủ tư cách và tầm vóc để đưa ra những bình luận ấy!
Chú cháu mình nhìn lại tất cả những điểm chưa được, chưa hay ở VFF, từ vấn đề tầm vóc xã hội, tư duy quản lý tới việc vẫn có những người hay “ngó trước ngó sau” sang Tổng cục TDTT…xét cho cùng cũng là để rút ra những bài học cho một nhiệm kỳ mới sắp diễn ra. Chú tin là những bài học đó sẽ được tiếp thu không? Và chú có mơ ước điều gì vào nhiệm kỳ này không?
- Chú đã nói rồi, chú không muốn nói nhiều, bình luận nhiều về những gì đang diễn ra. Chú chỉ có thể kể lại những gì ở thời của chú mà thôi.
Nhưng chú có thể nói, có thể bày tỏ mơ ước của mình trong tư cách của một người hâm mộ bình thường cơ mà. Cháu nghĩ, một người hâm mộ bình thường luôn có quyền nói lên nguyện vọng, mơ ước của mình trước một kỳ Đại hội của Liên đoàn bóng đá nước mình. Hay là “người hâm mộ” Mai Liêm Trực (chứ không phải ông cựu chủ tịch VFF Mai Liêm Trực) đã nguội lửa mất rồi?
- (Nghĩ ngợi…) Nhìn lại 6 nhiệm kỳ đã qua, chú thấy chưa nhiệm kỳ nào, kể cả nhiệm kỳ của chú đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Tất nhiên, cũng phải thấy rằng những đòi của xã hội với bóng đá lớn lắm – không chỉ ở nước mình mà nước nào cũng vậy, và đáp ứng những đòi hỏi ấy là một nhiệm vụ không dễ. Nhưng nếu chúng ta có những nhà quản lý bóng đá có tâm huyết, có tầm vóc, và lại có một cơ chế điều hành thật sự tử tế thì chúng ta có quyền mơ ước chứ.
Chú mơ, kỳ tới VFF sẽ có một vị chủ tịch thực sự có tầm vóc xã hội, để giúp bóng đá nước nhà thoả mãn được những đòi hỏi lớn lao mà xã hội đặt ra cho “đứa con cưng” của mình...!
-
Thể thao quốc tế22/06/2020Mâu thuẫn giữa Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) và HLV Shin Tae-yong vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi ông thầy Hàn Quốc tiếp tục chỉ trích PSSI không chịu lắng nghe.
-
Thể thao07/06/2020Đây đã là lần thứ 3 Conor McGregor thông báo giải nghệ trên MXH. Trong hai lần trước đó, "Gã điên" đều đã trở lại như chưa có chuyện gì xảy ra.
-
Thể thao07/06/2020Chuyên gia boxing Mã Thắng Lợi đã có những phân tích về trận thua của Mã Bảo Quốc nói riêng và võ cổ truyền Trung Quốc nói chung.
-
Thể thao quốc tế30/05/2020Theo thống kê mới được tạp chí danh tiếng Forbes công bố, hai siêu sao hàng đầu của bóng đá thế giới lại không phải VĐV kiếm tiền giỏi nhất năm 2020.
-
Thể thao quốc tế20/05/2020Giải đấu hấp dẫn nhất thế giới xác nhận 6 cầu thủ dương tính với Covid-19 trong bối cảnh các đội bóng vừa đồng ý cho cầu thủ trở lại luyện tập bình thường.
-
Thể thao quốc tế08/05/2020COVID-19 đã và đang gây ra những thiệt hại khủng khiếp cho bóng đá thế giới.
-
Thể thao quốc tế04/05/2020Các đội cuối bảng Ngoại Hạng Anh chỉ đồng ý phương án thi đấu tập trung nếu giải đấu không tính xuống hạng mùa này.
-
Thể thao quốc tế01/05/2020Ba ngày đã trôi qua tính từ thời điểm được yêu cầu có mặt, Cristiano Ronaldo vẫn chưa xuất hiện tại Italy để hội quân cùng CLB Juventus.
-
Thể thao quốc tế30/04/2020Cho đến nay người hâm mộ vẫn cảm thấy khó hiểu khi mùa hè 2008, Robinho bất ngờ tới Man City mà không phải Chelsea. Và những giải thích mà chúng ta được nghe, thực tế đều không phải sự thật.
-
Thể thao quốc tế29/04/2020“Người ngoài hành tinh” là một trong những danh thủ Brazil có nền tảng tài chính vững vàng nhất sau khi giải nghệ.