Mất kiểm soát
Sau
trận ĐT Long An – SHB Đà Nẵng chiều 21/6, nội dung quan trọng trong
cuộc trả lời phỏng vấn của HLV Ngô Quang Sang bên phía ĐT Long An không
phải nói về kết quả trận đấu cũa đội ông, mà nói về kết quả của trận
HV.An Giang – Quảng Nam.
Vị HLV của Gạch cho rằng đã đoán trước
việc HV.An Giang sẽ thắng đội bóng đất Quảng. Thậm chí, ông Quang Sang
còn tiết lộ ông đã nói với cầu thủ của ông chuyện Quảng Nam để thua
HV.An Giang trước khi trận này bắt đầu.
Đấy có thể là một sự
nghi ngờ về tính trung thực của một trận cầu giữa một bên đang rất cần
điểm để trụ hạng (HV.An Giang) và bên kia là đội bóng vốn chẳng còn
nhiều động lực để phấn đấu (Quảng Nam).
Đấy cũng là điều đã được giới truyền thông trong nước cảnh báo
trước. V-League từ nay đến cuối giải không thiếu những cặp đấu dạng
này, và chuyện người ta cảnh báo điều đó có thể xảy ra mạnh trong thời
điểm diễn ra World Cup, khi dư luận dành sự quan tâm cho World Cup, ít
để ý đến V-League, đã bắt đầu xảy ra.
Tiếc rằng BTC giải không
để ý, hoặc cố tình lờ đi cảnh báo từ giới truyền thông, cố đẩy giai
đoạn căng thẳng nhất của mùa giải vào thời điểm diễn ra VCK World Cup.
Không
ai nói thẳng chuyện tiêu cực, nhưng phát biểu như kiểu HLV Ngô Quang
Sang bên phía Gạch phát biểu về cách thua của Quảng Nam trước HV.An
Giang rõ ràng có hàm ý mỉa mai, và cả sự nghi ngờ về tính trung thực
của trận cầu này.
Đã có bao nhiêu trận đấu và sẽ còn bao nhiêu
trận đấu như thế? Những trận đấu mà kết quả khiến người ta nghi ngờ,
nhất là những trận liên quan đến số phận của các đội bóng đang vật lộn
với nguy cơ rớt hạng như ĐT Long An hay HV.An Giang?
Triệt tiêu
tiêu cực trong bóng đá vào lúc này cũng không phải là chuyện dễ, nhưng
trên cương vị của những nhà quản lý, lẽ ra BTC phải “phòng bệnh hơn
chữa bệnh”. Một trận đấu được đặt dưới sự chú ý của dư luận, của giới
truyền thông sẽ khiến các đội dè dặt với những toan tính nơi hậu cảnh,
hơn là một trận đấu diễn ra ở thời điểm này, khi người ta đang hướng về
World Cup!
Gần một nửa V-League đang đá… chơi
Vì
sao lại có những kết quả khiến người ta nghi ngờ như kết quả trận
HV.An Giang – Quảng Nam? Cái này phải xem lại vị trí và động lực của
những người tham gia trận đấu ấy.
Như Quảng Nam chẳng hạn, nói
họ an toàn thì chưa hẳn an toàn tuyệt đối. Nhưng đội bóng đất Quảng vẫn
còn ở rất xa khu vực xuống hạng. Họ chắc chắn cũng không thể leo cao,
nên ngay chính họ lúc này còn chưa trả lời được đâu là mục tiêu thực tế
nhất của họ.
Đá để phục vụ khán giả ư? – Đấy là mục tiêu quá
mơ hồ với các đội bóng Việt Nam. Nhiều năm nay họ đâu tôn trọng giả
đúng mức, nên cũng đừng đòi hỏi ở họ tiêu chí mà họ không thể thực
hiện.
V-League hiện tại không chỉ có mỗi mình Quảng Nam ở vào
trạng thái lơ lơ lửng lửng như thế: Đồng Nai, Than Quảng Ninh và cả HA
Gia Lai cũng hết mục tiêu.
Đầu tiên với các đội bóng dạng này,
những trận đấu có sự hiện diện của họ khó có được sự hấp dẫn, bởi rất
khó đòi hỏi các đội đã hết động lực cố gắng hết sức. Chưa nói đến
chuyện có tiêu cực hay không, chỉ nội việc họ hết mục tiêu và không đá
hết sức đã là khiến chất lượng của giải đấu giảm sút, chất lượng của
chính họ giảm sút, dẫn đến những kết quả khiến người ta nghi ngại.
Một
giải đấu mà ngay ở giai đoạn tưởng như gây cấn nhất lại là giai đoạn
giống cảnh chợ chiều nhất, V-League đang chứng minh rằng đây là một
giải đấu có quá nhiều đội và quá nhiều trận đấu tồn tại một cách vô
nghĩa.
Năm nay mới có 12 đội mà V-League đã giảm chất lượng đến
thế, thử hỏi sang năm khi số đội được tăng lên 14, chất lượng của giải
đấu sẽ đi về đâu? Trong khi lẽ ra điều cần làm là giải số lượng đội
tham dự, thì những nhà tổ chức lại thực hiện điều ngược lại!