VPF và sự kỳ vọng từ chuyên gia Nhật Bản

Theo thông tin từ VPF, bắt đầu từ ngày 20/2 tới đây, chuyên gia người Nhật Bản Kazuyoshi Tanabe sẽ chính thức có mặt tại Việt Nam để bắt tay vào công việc của mình tại VPF. Nhiệm vụ của ông Kazuyoshi Tanabe chính là giúp VPF điều hành, tổ chức tốt giải đấu, giúp V.League vượt qua cơn khủng hoảng tài chính, sớm trở thành miếng bánh hái ra tiền như tại J.League.

Theo thông tin từ VPF, bắt đầu từ ngày 20/2 tới đây, chuyên gia người Nhật Bản Kazuyoshi Tanabe sẽ chính thức có mặt tại Việt Nam để bắt tay vào công việc của mình tại VPF. Nhiệm vụ của ông Kazuyoshi Tanabe chính là giúp VPF điều hành, tổ chức tốt giải đấu, giúp V.League vượt qua cơn khủng hoảng tài chính, sớm trở thành miếng bánh hái ra tiền như tại J.League.

Trước Tết, ông Kazuyoshi Tanabe đã có chuyến thị sát, tìm hiểu tình hình thực tế của bóng đá Việt Nam. Tại mảnh đất hình chữ S, chuyên gia Nhật Bản đã tới thăm các trung tâm đào tạo bóng đá, xem các đội trẻ thi đấu...và bước đầu có những đánh giá rất khả quan về bóng đá Việt Nam, đặc biệt là khâu đào tạo trẻ. Chuyên gia người Nhật Bản cũng dành những lời khen và kỳ vọng bóng đá Việt Nam nhanh chóng phát triển như bóng đá Nhật Bản trong tương lai.

“Các bạn có những cầu thủ trẻ giỏi và nhiều nơi có cơ sở vật chất rất tốt như ở đây. Tôi đã được xem khá nhiều đội bóng trẻ thi đấu và họ có những cơ sở để có thể kỳ vọng vào tương lai tốt”, ông Kazuyoshi Tanabe chia sẻ.

VPF, VFF, Nhật Bản
Chuyên gia Nhật Bản đang rất được kỳ vọng

Chỉ có ít ngày làm việc tại Việt Nam trước đó, nhưng VPF đã thể hiện sự cầu thị rất lớn và mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ với chuyên gia người Nhật Bản.

Trong hơn 10 năm làm bóng đá chuyên nghiệp, V.League vẫn đầy bộn bề, rối tung trong đường hướng phát triển của mình. Đỉnh điểm là năm 2012, cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến 2 giải đấu V.League và hạng Nhất trở nên tan hoang. VPF trong nỗ lực cứu nguy cho các giải đấu này, đang cần một người có khả năng sắp xếp lại và chuyên gia Kazuyoshi Tanabe được cho là người rất thích hợp bởi kinh nghiệm cũng như sự “mát tay” của mình.

Theo Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng, chuyên gia Kazuyoshi Tanabe là nhân vật rất có năng lực, nhiều kinh nghiệm, từng tham gia hoạt động quản lý bóng đá 13 năm, đặc biệt với vai trò giám đốc điều hành từ CLB đến các giải đấu cấp quốc gia và quốc tế, nên rất cần cho VPF trong bối cảnh hiện tại.

Ngoài ra, ông Thắng còn hy vọng rằng ông Tanabe với kinh nghiệm và khả năng quan hệ của mình sẽ mang những nhà tài trợ Nhật Bản đến với bóng đá Việt Nam.

VPF đang kỳ vọng chuyên gia Kazuyoshi Tanabe sẽ nhanh chóng tổ chức, hoạch định lại các kế hoạch phát triển mang tính lâu dài, bền vững, đưa bóng đá trở lại đường ray chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, rõ ràng là thách thức không nhỏ phía trước với ông Kazuyoshi Tanabe. Đến từ một quốc gia phát triển về mọi mặt, trong đó có bóng đá, việc làm quen với môi trường bóng đá Việt Nam chẳng phải dễ. Hàng loạt những thách thức lớn như việc quy hoạch lại khâu đào tạo trẻ, giải bài toán chuyển nhượng, mua bán CLB, vấn nạn trọng tài, sử dụng ngoại binh, mua bán tỷ số, bạo lực sân cỏ...

Nếu giải quyết được những vấn đề này, thì mức lương dự kiến lên tới nửa tỷ đồng mỗi tháng cho chuyên gia người Nhật Bản cũng hoàn toàn xứng đáng.

Theo kế hoạch, trong thời gian tới, một đội U15 của Việt Nam sẽ thi đấu giao hữu với một đội U15 của Nhật Bản tại Nhật Bản. Phía Nhật Bản cũng cử các chuyên gia sang trao đổi kinh nghiệm với những người làm bóng đá Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh công tác tìm kiếm các nhà tài trợ trong và ngoài nước.

VPF đang quyết tâm nâng chất V.League, với sự kỳ vọng rất lớn vào người Nhật.
Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.