40 triệu đồng mâm lễ khai ấn đền Trần

Thời buổi kinh tế khó khăn nhưng nhiều người sẵn sàng chung nhau mâm lễ vài chục triệu đồng, mong được "chứng nhận" lòng thành để cầu ăn nên làm ra, thăng quan tiến chức trong năm mới.

Thời buổi kinh tế khó khăn nhưng nhiều người sẵn sàng chung nhau mâm lễ vài chục triệu đồng, mong được "chứng nhận" lòng thành để cầu ăn nên làm ra, thăng quan tiến chức trong năm mới.

Vẻ mặt mệt mỏi nhưng không giấu được sự hào hứng, anh Nguyễn Văn Hải (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Đoàn gồm 5 người, phải đi từ 1h sáng (ngày 22/2) để đến đền Trần cho sớm để có thời gian và không gian để sắp lễ cúng".

Theo anh Hải, các mâm lễ đã được chuẩn bị cẩn thận từ lâu, có mâm quả Phật thủ, mâm hoa cau, 10 hộp quả đựng hoa bưởi và một vài đồ lễ bánh kẹo khác. "Tuy nhìn không to, hoành tráng như những mâm lễ của đoàn khác nhưng gồm toàn những thứ độc, đẹp, phải chuẩn bị nửa tháng mới có được", anh Hải nói. Anh cũng cho biết, để có mâm quả Phật thủ đẹp, đều phải cất công sang tận vườn trồng Phật thủ ở Bắc Ninh để tìm kiếm từ nửa tháng trước. "Vì phải tìm từ trước Tết thì mới có nhiều quả đẹp được. Hoa cau năm nay hiếm, phải mò xuống tận Thạch Thất mới có".

Mâm lễ được cho là "khủng" nhất với giá 40 triệu đồng. Ảnh: ĐVO Mâm lễ được cho là "khủng" nhất với giá 40 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Đức, một thành viên trong đoàn chia sẻ: "Giá lễ của đoàn em có giá chỉ vài ba triệu đồng nhưng quý giá nhất là cái công chuẩn bị và lòng thành đi lễ, cầu cho năm mới làm ăn phát đạt, chứ năm ngoái làm ăn khó khăn quá".

Tại khu vực bày lễ của một số hộ dân thuộc phường Vị Xuyên, TP Nam Định với mâm lễ được cho là "khủng" nhất, khiến cho nhiều du khách ghé qua cũng phải dừng lại ngắm, chụp ảnh rồi…trầm trồ thán phục.

Bác Hoài, người trưởng đoàn cũng là người chuẩn bị mâm lễ này cho biết: "Đây là mâm lễ của 6 nhà làm nghề kinh doanh ở chợ Rồng (Nam Định) góp tiền vào để chuẩn bị. Trong đó, có sự đóng góp thêm của những cá nhân có lòng hảo tâm".

Bác Hoài tâm sự, đã 17 năm nay, năm nào tự tay bác cũng chuẩn bị những mâm lễ của 6 nhà để đi lễ đền Trần trong ngày hội Khai ấn. Những năm trước, giá lễ không có được đầy đủ như thế này nhưng trong năm kinh tế yếu kém, làm ăn khó khăn nên ai cũng muốn sắm lễ đầy đủ hơn những năm trước, mong cho "ngài" chứng nhận để năm mới được kinh doanh tốt hơn.

Cũng theo bác Hoài, giá của mâm lễ năm nay đoàn bác chuẩn bị có giá gần 40 triệu đồng. Trong đó, giá 3 cặp lẵng hoa đã hơn 9 triệu đồng. Ngoài ra, trực tiếp những hộ dân còn gói 50 chiếc bánh chưng, luộc chín rồi xếp gói lại thành một chiếc bánh chưng to, nổi bật.

"Do có kinh nghiệm chuẩn bị đồ cúng lễ từ gần 20 năm nay nên để chuẩn bị cho mâm lễ này, chúng tôi chỉ chuẩn bị trong vòng 6 ngày. Nhưng trước đó, kế hoạch phải được lên khá kỹ lưỡng và trong dự định của tôi nên chỉ mất thời gian tập hợp các đồ lễ thôi", bác Hoài nói. Ông trưởng đoàn chia sẻ thêm, trong thời điểm dâng lễ, đoàn của bác phải huy động gần 30 người để bê đồ lễ dâng lên Đức Thánh Trần, chuẩn bị 5 cái bàn lớn ngoài sân để bày lễ, và phải chờ đến lúc chiều tối, khi du khách chuẩn bị đi ăn tối, không có mặt ở đền thì mới có không gian để tiến hành dâng lễ.

Tại lễ hội Khai Ấn đền Trần năm 2013, có nhiều du khách đã tự ý hạ những đồ thờ do Ban tổ chức chuẩn bị để bỏ lễ của mình lên trên. Khi hạ lễ của mình thì cũng…"quên" luôn đặt đồ thờ lại chỗ cũ.

Theo ĐV


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.