5 năm sau, một nửa dân số mới tiếp cận thực phẩm an toàn

Thực phẩm đi ra thị trường không thể nói sạch hay bẩn mà chỉ có thực phẩm lành mạnh hay không. Khái niệm thực phẩm sạch chỉ có duy nhất ở Việt Nam.

Thực phẩm đi ra thị trường không thể nói sạch hay bẩn mà chỉ có thực phẩm lành mạnh hay không. Khái niệm thực phẩm sạch chỉ có duy nhất ở Việt Nam.

Nhiều chuyên gia tham dự hội thảo “Thực phẩm sạch dành cho ai?” tổ chức ngày 28/12 tại TP.HCM cho rằng 5 năm tới sẽ có khoảng 50% tiếp cận được thực phẩm an toàn.

Diễn đàn tập trung trả lời những câu hỏi của người kinh doanh và tiêu dùng như: Cần làm gì để có thể hạ giá bán thực phẩm sạch? Các doanh nghiệp thực phẩm sạch cần làm gì để thành công? Số đông người dân có thể mua được thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn với giá hợp lý hay không? Người tiêu dùng phân biệt thế nào giữa thực phẩm sạch (organic) và thực phẩm an toàn?

5 nam sau, mot nua dan so moi tiep can thuc pham an toan hinh anh 1

Các chuyên gia cho rằng không có khái niệm thực phẩm sạch hay bẩn mà thực phẩm ra thị trường là phải an toàn. Ảnh: Lê Quân.

Là chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng thực phẩm, ông Vũ Thế Thành cho rằng trên thế giới không có định nghĩa thực phẩm sạch, chỉ có thực phẩm lành mạnh, ăn thực phẩm nào có lợi và không có lợi.

 Thực phẩm đã đi ra ngoài thị trường thì không thể nói sạch hay bẩn. Bất kỳ thực phẩm nào không tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thì nhà sản xuất có vấn đề. Chỉ có ở Việt Nam mới có khái niệm thực phẩm sạch.

Cũng theo ông Thành, thị trường thực phẩm Việt Nam hiện nay có tình trạng mập mờ thông tin trên nhãn hiệu (thành phần sử dụng, tính năng sản phẩm....) và loạn chứng nhận. Chính điều này làm xói mòn lòng tin của người tiêu dùng.

Trong bối cảnh đó, người điều phối chương trình đưa ra câu hỏi trong bao nhiêu năm nữa, 50% người dân tiếp cận với thực phẩm an toàn?

Trả lời cho câu hỏi này, TS Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, cho rằng mốc 5 năm là có cơ sở.

Giáo sư Võ Tòng Xuân và ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Công ty Vinamit cũng đồng tình với quan điểm này. Tuy nhiên MC Phan Anh lại đưa ra quan điểm khác biệt.

“Tôi nghĩ phải 30 năm nữa. Vì tôi đứng dưới góc nhìn của một người dân trước những thực trạng rất bức xúc về hiện trạng thực phẩm an toàn hiện nay. Chúng tôi rất muốn cơ quan chức năng chứng minh rằng chúng tôi sai, rằng chỉ 5 năm nữa chúng tôi được tiếp cận thực phẩm sạch”, Phan Anh nói.

Anh cũng thắc mắc tại sao lại đặt câu hỏi thực phẩm sạch dành cho ai? Trong khi thực phẩm ra thị trường phải sạch và tất cả người dân đều có quyền dùng thực phẩm sạch. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền, cũng như các doanh nghiệp sản xuất.

Đánh giá về xu hướng thực phẩm hữu cơ trên thị trường hiện nay, ông Vũ Thế Thành cho biết theo nghiên cứu hiện nay, không có gì khác biệt nhiều giữa thực phẩm hữu cơ và thực phẩm trồng theo phương pháp thông thường.

Nhưng thực phẩm hữu cơ có ưu điểm bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, giá thành của thực phẩm hữu cơ còn quá đắt so với mức sống của số đông người tiêu dùng.

Đối với các doanh nghiệp muốn khởi nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, thách thức lớn là làm sao để chứng minh cho người tiêu dùng tin, hiểu và chấp nhận giá cao của sản phẩm vì làm hữu cơ giá cao.

 Hiện nay, các sản phẩm hữu cơ bán tại siêu thị có giá khá cao so với nông dân bán. Lý do siêu thị phải trừ hao phần sản phẩm bị hư hỏng do vận chuyển và trưng bày bán.

Theo Zing


thực phẩm sạch

thực phẩm an toàn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.