Bà mẹ trẻ ở Sài Gòn sở hữu 2 vườn rau xanh mướt khiến ai nhìn cũng mê mẩn

Sở hữu 2 vườn rau với nhiều mô hình trồng khác nhau, chị Nguyễn Thùy (Q9, TP HCM) vẫn dành thời gian chăm chút mỗi ngày để khu vườn luôn ngập tràn hoa trái

Sở hữu 2 vườn rau với nhiều mô hình trồng khác nhau, chị Nguyễn Thùy (Q9, TP HCM) vẫn dành thời gian chăm chút mỗi ngày để khu vườn luôn ngập tràn hoa trái, rau xanh.

Dành toàn bộ hai khoảng sân thượng và phần nóc trên mái, chị Thùy đã tạo nên vườn rau xanh tốt với tổng diện tích khá ấn tượng, 120m². Khoảng sân thượng được chị trồng rau quả theo phương pháp thổ canh truyền thống. Phần diện tích trên mái được chị mới thiết kế hệ thống Aquaponic để trồng thêm nhiều loại rau trái phục vụ nhu cầu thực phẩm sạch cho gia đình.

chủ vườn
Chân dung người phụ nữ sở hữu 2 vườn rau ai nhìn cũng mê.

1. Vườn rau sân thượng áp dụng cách trồng rau thổ canh truyền thống

 Khoảng sân thượng trồng rau thổ canh nhà chị Thùy.
Một góc sân thượng trồng rau quả.

Chị Thủy thiết kế giàn để trồng các loại rau ăn quả.

Chị Thùy cho biết, cũng vì tình trạng thực phẩm bẩn, không an toàn, không rõ nguồn gốc được bày bán khắp nơi, chị lại là người khá "kỹ tính" trong việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình. Bên cạnh đó, chị cảm thấy vui vẻ hơn, bình yên hơn sau mỗi ngày bận rộn, chị lại được tận tay chăm sóc những gốc rau, gốc cây trên sân thượng nhà mình mỗi ngày. Chị Thùy chia sẻ, ban đầu chị chỉ muốn tạo một không gian xanh tươi trên sân thượng nên chị trồng vài chậu cây ăn quả. Tuy nhiên, càng trồng càng ham, chị lại tiếp tục trồng rau. Nhìn thành quả lao động, chăm sóc sớm khuya phát triển tươi tốt, chị lại cảm thấy có thêm nhiều động lực để trồng rau. Từ 60m² trên sân thượng, chị tiếp tục tận dụng 60m² trên mái để thử sức với mô hình Aquaponic. 
 
Chào chị Thùy, chị có thể cho biết động lực nào giúp chị có được vườn rau xanh tốt như hiện tại?
 
- Chào bạn, mình là người rất thích cỏ cây, hoa lá. Mình trồng cây để tạo khoảng không gian xanh tươi cho gia đình. Hơn nữa khi thực phẩm không an toàn đang bán khắp nơi, mình muốn trồng thêm các loại rau quả để yên tâm hơn khi nấu ăn cho gia đình. Nhìn những người thân được khỏe mạnh, được ăn những bữa rau mát lành chính là động lực giúp mình trồng rau và chăm rau mỗi ngày.
 
Chị đã trồng rau được mấy năm rồi? Thời gian đầu chị trồng những loại rau quả gì?
 
- Mình bắt đầu trồng rau từ năm 2010. Thời gian đầu mình thường trồng những loại rau ăn lá như mồng tơi, rau cải, xà lách, dền, đay... Sau khi những loại rau ăn hàng ngày lên tươi tốt, có thêm nhiều kinh nghiệm, mình lại tiếp tục trồng các loại cây cần nhiều sự chăm sóc kỹ lưỡng như bầu, bí, dưa... Hiện tại mình khá chủ động và tự tin khi chăm sóc và thử trồng các loại giống mới.

Thiết kế giàn kiên cố nên chị Thùy trồng đa dạng các loại cây leo giàn.

Một lần thu hoạch rau.

 Chị Thùy còn tận dụng hàng rào khung sắt làm giàn leo cho mướp đắng.

Giàn mướp sai trĩu quả.

Bí đao.

Bầu canh.

Để rau tươi tốt, chị thường trộn đất gồm những thành phần dinh dưỡng gì?
 
- Để rau phát triển tươi tốt, hạn chế sâu bệnh, điều quan trọng nhất là khâu chuẩn bị đất trồng và xử lý đất. Đầu tiên đất trồng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng. Mình chọn cách mua đất đỏ từ Đồng Nai lên, sau đó trộn thêm với tro trấu, bịch nấm thải ra sau khi trồng nấm và phân bò. Ngoài ra, mình còn tự ủ rau rác nhà bếp để làm phân hữu cơ bón cho cây. Để rác phân hủy tốt, mình "nhờ" sự hỗ trợ của trùn quế và ruồi lính đen. Ngoài bổ sung các thành phần dinh dưỡng cho đất, mình còn xử lý đất khá cẩn thận trước khi gieo trồng. 

Rau càng cua.

Rau hẹ.

Dọc mùng.
 
Khế.

Quả chín trĩu cành.

Xử lý đất khá kỹ như vậy, rau chị trồng có bị sâu bệnh không?
 
- Rầy rệp là kẻ thù của các loại rau, chúng thường làm cho rau bị héo lá và tàn rất nhanh. Rầy rệp còn hạn chế khả năng ra hoa, ra quả của các loại rau ăn quả. Tuy nhiên, xử lý đất tốt nên mình ít gặp rầy, rệp hại rau. Khi trồng rau hữu cơ, dù ở mô hình, phương pháp nào đều có sâu bệnh. Giờ ăn của sâu thường là 22h đến 5h. 

Cà chua trồng trên tháp rau. 
Chị Thùy sử dụng tháp để trồng được nhiều rau hơn.
 

Tháp rau tươi tốt.

Sân trên nóc được đặt thêm 2 tháp rau.

Chị có thể chia sẻ kinh nghiệm trồng các loại cây leo giàn như bầu, bí, mướp?

- Cách trồng các loại cây leo giàn như bầu, bí, mướp cũng không có gì đặc biệt. Mình thường trồng ở những chậu có bầu rộng, nhiều đất, nhiều chất dinh dưỡng. Cần chú ý việc bổ sung đất dinh dưỡng định kỳ để cây nhanh tươi tốt. Đặc biệt, cần chú ý trộn đất từ ban đầu là quan trọng nhất. Hơn nữa, khi cây đã bắt đầu leo giàn, mình thường ngắt ngọn để cây đẻ nhiều nhánh giúp cây ra nhiều hoa và sai quả hơn.
 
Chanh trĩu quả quanh năm.

2. Vườn trên mái áp dụng phương pháp Aquaponic hiện đại

Toàn bộ phần mái chị trồng rau theo mô hình Aquaponic, chị có thể cho biết thêm về cơ chế hoạt động của mô hình này? Lợi ích của mô hình này so với thổ canh?

- Bên cạnh sân thượng trồng rau sạch bằng phương pháp thổ canh, mình còn trồng rau ở trên mái với mô hình Aquaponic, một hệ thống tích hợp giữa việc trồng rau và nuôi cá. Mình cũng mới áp dụng mô hình này chưa được lâu nhưng qua quá trình trồng, mình thấy hệ thống này mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Đó là không cần sử dụng đất, giảm tải trọng cho sân thượng, không cần thời gian chăm bón và cũng không cần nhiều kiến thức về nuôi trồng. Hàng ngày chỉ cần lên cho cá ăn 2 - 3 lần, bắt sâu, xịt rầy nếu thấy xuất hiện và đợi ngày thu hoạch. Mình thường gieo hạt trồng rau thẳng vào các lỗ trồng rau nên cũng khá nhàn.

Chị mới thiết kế hệ Aquaponic để trồng rau nuôi cá, chị thấy mô hình này có tiện lợi hơn so với trồng rau thủy canh không?

- Mình thấy mô hình này cũng có khá nhiều ưu điểm, mình chỉ việc lên cho cá ăn. Hệ thống hoàn toàn tự động. Chỉ mất công gieo trồng và đợi ngày thu hoạch. Mỗi một phương pháp đều có ưu và nhược điểm nên mình đã tách hai mô hình riêng biệt để thuận tiện cho việc chăm sóc.
 
khu vườn
Sân thượng 60m² trên mái.

Thiết kế theo hệ Aquaponic.

Thu hoạch rau trên mái.

Rau tươi tốt.

Rau muống.

 
Dưa leo.

Thu hoạch dưa.

Rau cần.

Hồ nuôi cá để duy trì vườn rau năng suất tốt theo mô hình Aquaponic.


Theo Trí Thức Trẻ


trồng rau sạch

rau sạch


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.