Bán hàng 'nhà làm', coi chừng bị phạt nặng

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều người bán hàng hóa, thực phẩm không nhãn mác

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều người bán hàng hóa, thực phẩm không nhãn mác vì có nhiều trường hợp đây là hàng hóa, thực phẩm do hộ gia đình sản xuất. Việc bán hàng hóa như thế cũng bị xử lý theo pháp luật.

Theo quy định, nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Tràn lan người bán hàng không nhãn mác

Nhiều người vì sản xuất theo kiểu hộ gia đình, quy mô không lớn nên thường không làm nhãn mác cho sản phẩm. Những sản phẩm chủ yếu bán cho người quen hoặc được người quen giới thiệu.

Vì tiết kiệm chi phí và nhằm mục đích tiện lợi, hiện có nhiều người bán thực phẩm như cà phê, trà, rượu,… ngay cả gia vị cũng được bỏ trong những dụng cụ như thùng, túi nylon,… thô sơ để bán cho khách hàng.

thực phẩm bẩn, trà sữa, tẩm hóa chất

Người bán chỉ đơn thuần dùng túi nylon để đựng cà phê mà không có nhãn mác.

Khi hỏi ý kiến chị Minh một người buôn bán cà phê nhà tự làm chị cho hay “vì thấy hiện nay xuất hiện cà phê pha đậu nành, hóa chất làm nhiều người rất sợ. Sẵn nhà trồng cà phê nên tôi nghĩ ra cách lấy cà phê xay và mang bán cho những người quen, dần dần nhiều người uống thấy ngon nên giới thiệu cho nhiều người. Nhà tự làm nên tôi cũng không nghĩ gì đến việc làm bao bì nhãn mác gì, cứ cho vào túi nylon rồi mang đi bán”.

Trường hợp bà Võ Ngọc An bán rượu ở Long An cho biết: “Nhà tôi nấu rượu từ thời bà ngoại tôi, đến nay tôi vẫn nấu để bán, chủ yếu là bán những người ở gần, giao cho các tiệm tạp hóa để họ bán lại, thỉnh thoảng vẫn có khách vãng lai. Tôi đựng rượu trong những thùng trắng mua ở những cửa hàng tạp hóa, mua bao nhiêu lít thì đựng bình bao nhiêu lít. Tôi chưa nghĩ mình sẽ đăng ký nhãn hiệu gì vì bao nhiêu năm nay gia đình tôi vẫn bán như thế.

thực phẩm bẩn, trà sữa, tẩm hóa chất

Người bán dùng thùng mua tại cửa hàng tạp hóa đựng rượu. Không có bất cứ thông tin gì về sản phẩm.

Quy định về nhãn hàng hóa và cách xử lý

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 43/2017 của Chính phủ thì ngoại trừ những hàng hóa như: Bất động sản; hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển; hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng; hàng hóa đã qua sử dụng; hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa;... còn lại thì tất cả hàng hóa còn lại bắt buộc phải có nhãn hàng hóa.

Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, nếu hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng lại không ghi nhãn hàng hóa hoặc hàng hóa có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung trên nhãn hàng hóa hoặc hàng hóa có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệch thông tin về hàng hóa, thì hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng. Mức phạt sẽ tăng lên nếu giá trị hàng hóa lớn hơn và mức tối đa của mức xử phạt là phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng. Ngoài mức phạt chính, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm hoặc buộc ghi lại nhãn hàng hóa theo đúng quy định theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 80/2013 của Chính phủ.

Còn hành vi kinh doanh hàng hóa nhập khẩu theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi thì mức phạt thấp nhất là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng và mức phạt cao nhất là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 80/2013 của Chính phủ.

Theo Pháp luật TP.HCM


bán hàng nhà làm

hàng không nhán mác


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.