“Bát nháo” sàn giao dịch bất động sản

Các chuyên gia, nhà quảnlý ra sức khuyên người dân vào sàn giao dịch bất động sản để mua bán choan toàn, nhưng sàn thì nhiều mà hàng ưng ý lại quá hiếm.

Các chuyên gia, nhà quản lý rasức khuyên người dân vào sàn giao dịch bất động sản để mua bán cho an toàn,nhưng sàn thì nhiều mà hàng ưng ý lại quá hiếm.

Thống kê gần đây nhất của BộXây dựng cho thấy, tỷ lệ giao dịch bất động sản qua sàn chỉ đạt chừng 15%.Rõ ràng, sau một thời gian dài bùng nổ, sự phát triển của các sàn giao dịchbất động sản vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng làm minh bạch thị trường bất độngsản trong nước.

Sàn nhiều, giao dịch ít

Liên tục nhiều năm qua, thịtrường bất động sản Việt Nam bị “gắn” mác kém minh bạch với tỷ lệ giao dịch ngầmcực cao, từ 70 - 80%.

Đây cũng là nguyên nhân chínhkhiến thị trường bất động sản trong nước chậm phát triển, bị thao túng bởi nạnđầu cơ, “làm giá”. Đa số người mua nhà đất đều rất “đói” thông tin, nếu khôngnói là “mù” hoàn toàn, nhất là với các dự án phát triển nhà ở, đô thị.

Vì thế, để đến được với thửa đất,hay căn hộ phù hợp với nhu cầu sử dụng, rất ít người có thể tiếp cận với giá gốc.Tình trạng nộp tiền chênh lệch mua suất, tiền “phế” diễn ra phổ biến, không trừbất kỳ dự án nào.

Để khắc phục tình trạng này, tiếntới minh bạch hóa thị trường bất động sản, con đường duy nhất là hình thành hệthống sàn giao dịch được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chuyên môn.

Thay vì giao dịch ngầm, mua bántrao tay, các giao dịch sẽ phải thực hiện tại sàn giao dịch. Các quy định phápluật liên quan đã áp đặt yêu cầu này đối với đối tượng là doanh nghiệp từ1/1/2007. Hệ quả là, “cơn sốt” mở sàn giao dịch bất động sản đã kéo dài trongsuốt 2 năm qua.

Cục Quản lý nhà và thị trường bấtđộng sản (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nay, toàn quốc đã có 368 sàn giao dịch bấtđộng sản được thành lập và đưa lên website của mạng các sàn giao dịch bất độngsản Việt Nam.

Các sàn giao dịch này được phânbố tại một vài địa phương, trong đó phần lớn đóng tại các đô thị lớn, như Thànhphố Hồ Chí Minh có 123 sàn, Hà Nội 82 sàn, Bình Dương có 9 sàn, Đà Nẵng 6 sàn,Quảng Nam 1 sàn, Kiên Giang có 2 sàn, Đồng Tháp 2 sàn và Lạng Sơn 1 sàn... Consố này hiện vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Số lượng sàn giao dịch phát triểnrầm rộ, “hoành tráng” như vậy, song lại tỷ lệ nghịch với lượng giao dịch đượcthực hiện.

“Bát nháo” sàn giao dịch bất động sản

Vẫn còn nhiều bất cập khi giao dịch BĐS qua sàn (Ảnh: sbsc.com.vn)

Ghi nhận của Cục Quản lý nhà vàthị trường bất động sản cho hay, tổng số giao dịch bất động sản thông qua sàntrên toàn quốc đạt 3.679 giao dịch, trong đó khu vực phía Bắc (chủ yếu là Hà Nội)là 327 giao dịch; khu vực phía Nam (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh) là 3.352giao dịch.

Ước tính, tỷ lệ giao dịch bấtđộng sản thông qua hệ thống sàn giao dịch mới chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 15% tổnggiao dịch của thị trường, bao gồm cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất độngsản và người dân.

Không chỉ có vậy, hiện vẫn tồntại những sàn giao dịch chưa tuân thủ các quy định của pháp luật, vừa “đá bóng”,vừa “thổi còi”, thậm chí có cả sàn giao dịch có dấu hiệu lừa đảo. Tình trạng sàngiao dịch vừa mở dịch vụ môi giới, định giá vừa kinh doanh bất động sản (mua,bán để ăn chênh lêch giá)... vẫn hiện diện ở nhiều nơi.

Hứa hẹn loại bỏ sàn trục lợi

Những lộn xộn trên cho thấy, vaitrò tạo ra sự minh bạch cho thị trường của các sàn bất động sản xem chừng đanglà một “nhiệm vụ bất khả thi”. Đáng chú ý, lực cản vô hiệu hóa hoạt động của cácsàn này phần lớn đến từ người bán, tức chủ đầu tư các dự án.

Rất nhiều chủ đầu tư đã tìm mọicách né tránh giao dịch qua sàn thông qua chiêu lách luật bằng các hợp đồng vayvốn, góp vốn, phát hành trái phiếu công trình kèm quyền mua bất động sản...khiến cho số lượng giao dịch qua sàn chiếm tỷ lệ rất thấp.

Thêm vào đó, chính các doanhnghiệp mở sàn dường như cũng chỉ làm cho có, kiểu chiếu lệ, đối phó chứ chẳngmấy mặn mà với chuyện “tác nghiệp”.

Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thịtrường bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết, sở dĩ, tổng số giao dịch quasàn trong những tháng qua đạt thấp bởi dù Cục đã có văn bản yêu cầu tất cả cácsàn báo cáo tình hình hoạt động từ đầu năm đến nay, song chỉ có khoảng 1/10 tổngsố sàn gửi báo cáo!

Liên tục khuyến cáo người dân,nhà đầu tư nên vào sàn giao dịch bất động sản để mua bán cho an toàn, song Thứtrưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng thừa nhận, hiện nay, vẫn còn thiếu nhữngchế tài cụ thể, các sàn chưa được phân bố đều trên các tỉnh, thành; thủ tụcthành lập còn quá đơn giản và dễ dãi.

“Trong bối cảnh hiện nay, cầnnâng cấp dần các sàn để loại bỏ những sàn yếu kém, lợi dụng cơ chế để trục lợi”,ông Nguyễn Trần Nam cho biết.

Thêm một nghịch lý trong quản lýsàn giao dịch hiện nay là các quy định về xử phạt vi phạm hành chính hiện hànhtrong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thậm chí chế tài xử lý vi phạm đều đã có,song các quy định này chưa được triển khai thực sự.

Đa số các cơ quan quản lý Nhànước ở các cấp đều chưa tổ chức tốt và thường xuyên các cuộc thanh tra, kiểm trađể kịp thời xử lý các vi phạm của các chủ đầu tư và các sàn giao dịch trong hoạtđộng kinh doanh bất động sản.

Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà cũngthừa nhận, pháp luật hiện hành không thể điều chỉnh hết mọi hành vi trong hoạtđộng kinh doanh dịch vụ bất động sản.

Rõ ràng, hệ thống pháp luật đangthiếu một bộ chuẩn mực hành nghề kinh doanh dịch vụ bất động sản để áp dụngthống nhất. “Khi việc hành nghề chưa tuân thủ theo một chuẩn mực chung thì việcmỗi nơi làm một kiểu, dẫn tới sự vận động khập khiễng của thị trường, người dânchưa tin tưởng vào hoạt động của sàn giao dịch bất động sản với vai trò là tổchức tư vấn, trung gian môi giới trong giao dịch”, ông Nguyễn Mạnh Hà lý giải.

Theo“Bát nháo” sàn giao dịch bất động sản“Bát nháo” sàn giao dịch bất động sản



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.