- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Bị chặt chém là do dân không chịu đọc báo"
Trước thông tin phản ánh nhiều quán cơm phở bình dân nằm trên quốc lộ 1A thuộc địa phận thành phố Phủ Lý - tỉnh Hà Nam có hành vi “chặt chém”
Quán phở "chặt chém" hoạt động ngang nhiên
Trước phản ánh của một số người dân về tình trạng nhiều quán phở nằm dọc trên quốc lộ 1A thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có hành vi “chặt chém” tiền của du khách, sáng 17/2, PV báo VietNamNet đã về trực tiếp địa chỉ trên để tìm hiểu tình hình.
Qua quan sát, những quán phở được người dân phản ánh trên nằm ở khu vực ngã ba Hồng Phú thuộc thôn Hồng Phú, xã Thanh Châu, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Dọc đường này có tới 5, 6 quán cơm, phở, bánh cuốn nằm liền kề nhau. Tuy nhiên, các quán ăn đều không có địa chỉ cụ thể và bảng niêm yết giá, thực đơn.
Sau khi quan sát, phóng viên VietNamNet đã quyết định vào một quán bất kỳ để tìm hiểu rõ thực hư.
Chỉ 5 phút sau khi gọi 1 bát phở bò và 1 bát mỳ bò, chủ quán đưa ra 2 bát nước dùng, 1 đĩa mỳ kèm thịt bò và 1 đĩa phở khô kèm thịt bò. Ăn xong, PV choáng váng khi phải trả tiền với giá 280 nghìn/ 2 bát.
Giải thích cho cái giá “cắt cổ” này, chị chủ quán cho biết, “đây là giá rẻ nhất ở đây, chứ các hàng bên cạnh, 1 bát phở sẽ có giá từ 150 nghìn trở lên”.
Được biết đây không phải lần đầu tiên tình trạng “chặt chém” xảy ra ở Phủ Lý, Hà Nam. Nhiều năm trước, nhiều du khách đi qua địa phận này và dừng lại ăn uống cũng đã bị “chặt chém” không tương tiếc.
Một chị bán nước (xin được giấu tên) ngồi đối diện những quán ăn trên (bên kia đường -pv) cho biết: “Tình trạng tăng giá bán cho khách khi vào ăn phở đã có hàng chục năm nay. Dân ở đây ai cũng biết nên không ai vào ăn, những khách bị “chặt chém” chỉ là những khách đi đường”.
Khi biết chúng tôi vừa bị “chém” 280 nghìn cho 1 bát phở và 1 bát mỳ bò, chị hàng nước không lấy làm lạ. Chị động viên chúng tôi “vui vẻ mà trả tiền” và “lần sau đừng dại mà vào đó”.
Theo lời của chị, đã rất nhiều lần, khách vào ăn và bị chặt chém nhưng không vui vẻ bỏ qua nên đã kéo người đến đánh nhau. Tuy nhiên, việc chống đối, kéo người đến đánh nhau như thế chỉ khiến khách rước họa vào thân vì phần thắng vẫn thuộc về các chủ quán.
“Bị chặt chém là do dân không chịu đọc báo”
Trước vấn đề này chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với các cơ quan chức năng của thành phố Phủ Lý để làm rõ sự việc.
Ông Lê Nguyên Ngọc, Phó chủ tịch UBND thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam xác nhận, những sự việc như độc giả thông tin là có thật. Tuy nhiên, ông cho rằng còn xảy ra tình trạng chặt chém như trên là do người dân không chịu đọc báo, nghe đài.
Ông Ngọc thông tin: “Từ những năm 1998, một đồng chí lãnh đạo tỉnh có ăn bát phở tại một quán ăn ở địa chỉ trên với giá 50 nghìn. Vị lãnh đạo đã quyết định dẹp bỏ quán ăn "chặt chém" đó.
Tuy nhiên sau đó, các hộ gia đình lại tiếp tục mở quán và tình trạng “chặt chém” lại tiếp diễn. UBND thành phố Phủ Lý cũng đã chỉ đạo quyết liệt việc này. "Chúng tôi đã cho cắm biển cấm dừng dỗ, công bố đường dây nóng và giao phường Thanh Châu lưu ý xử lý” - ông Ngọc nói.
Thêm vào đó, ông Ngọc nhấn mạnh: “Trong nhiều năm trở lại đây, hết báo lại đến ti vi đều thông tin về sự việc này, các bài báo còn lưu ý độc giả phải hỏi giá cả trước khi ăn nhưng dân không đọc không nghe, khi đi qua vẫn vào ăn rồi lại kêu đắt".
Ông Trần Thanh Bình, trưởng công an phường Thanh Châu thì cho rằng: “Chúng tôi chỉ có thể có cơ sở để xử lý khi nhận tin báo của người dân. Khách qua đường bị "chặt chém" nhưng họ không phản ánh thì chúng tôi chịu. Chúng tôi làm cái gì cũng phải có căn cứ.
Công an đã công bố số điện thoại của công an TP, công an phường để người dân gọi rồi. Tuy nhiên, từ năm 2015, đầu 2016, không có cuộc gọi nào của người dân thông báo về tình trạng chặt chém như phản ánh”
Ông Bình cũng khẳng định: hiện tại, các hộ dân đều ký cam kết không bán hàng với giá cao.
Trong khi đó, ông Hồ Ngọc Tuyên, Phó chủ tịch UBND phường Thanh Châu, thành phố Phủ Lý – Hà Nam cho rằng, tình trạng “chặt chém” như độc giả phản ánh là có, và các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc quyết liệt để ngăn chặn tình trạng này.
Tuy nhiên, vì còn nhiều vướng mắc nên hiện tại, các quán ăn này vẫn ngang nhiên hoạt động.
Ông Tuyên lấy ví dụ: khách hàng vào ăn và bị chặt chém, nhưng không gọi cho cơ quan chức năng hoặc khi cơ quan chức năng xuống tới quán thì khách đã đi khỏi và tiền đã thu xong nên không có cơ sở để xử phạt.
Ngoài ra, số tiền mà quán ăn chặt chém ở khách không đủ để khởi tố hình sự nên có chăng cũng chỉ xử phạt hành chính.
Vì thế, để có thể ngăn chặn triệt để tình trạng này, ông Tuyên đề ra 2 giải pháp. Một là, cắm thêm biển cảnh báo cho người dân không vào ăn ở các quán này. Hai là đưa các gia đình này vào diện giải tỏa như kế hoạch đã trình lên thành phố từ trước đó.
“Có như thế thì tình trạng "chặt chém" mới không còn tiếp diễn nữa” – ông Tuyên nói.
Theo VietNamNet
-
Thị trường03/12/2023Giá vàng nhẫn trong nước tuần qua biến động mạnh, có một số phiên tăng cao nhưng cũng có hai phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, có thương hiệu tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Thị trường15/07/2023Với túi tiền dưới 2 tỷ đồng, khách muốn mua nhà đất tại Hà Nội có thể tham khảo ở những khu vực không trung tâm, trong ngõ nhỏ như Yên Nghĩa, Lĩnh Nam, Đại La ...
-
Thị trường03/05/2023Giá vàng ngày 3/5 lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Vì thông tin việc làm từ Mỹ đã khiến giá vàng tăng vọt chỉ sau một đêm.
-
Thị trường25/04/2023Câu chuyện giá vé máy bay tăng cao - giảm sốc vẫn tiếp tục "nóng" trên nhiều diễn đàn. Nhu cầu đi lại tăng cao dịp nghỉ lễ dài đến gần, giá vé ra sao được quan tâm.
-
Thị trường25/04/2023Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 hạ nhiệt, song không giảm quá nhiều. Các đại lý ôm vé bán xả dịp này, nhưng do giá cao nên mức bán ra cũng chỉ giảm 100.000-200.000 đồng/vé.
-
Thị trường06/02/2023“Hết hàng rồi em ơi, khách đợt này mua nhiều quá hàng về không kịp để bán, chị cũng không dám nhận đơn đặt trước đâu em”.
-
Thị trường07/12/2022Giá lợn hơi hôm nay (7/12) tiếp tục giảm đồng loạt trên cả nước khiến người chăn nuôi thấp thỏm dù đang trong cao điểm tiêu thụ Tết. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, siêu thị, theo các tiểu thương, sức mua cũng èo uột chỉ bằng 60-70% so với giữa năm.
-
Thị trường14/11/2022VietinBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất nhóm “Big 4” với mức 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
-
Thị trường09/11/2022"Nhỏ nhưng có võ", hạt dẻ tí hon mang hương vị núi rừng thơm ngon hấp dẫn, mới vào mùa đã được chị em tranh nhau đặt mua. Đến tháng 12 là sẽ hết mùa hạt dẻ, muốn ăn sẽ phải chờ đến sang năm.
-
Thị trường09/11/2022Mặc dù Sở Công Thương Hà Nội đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn cung xăng dầu, bơm thêm 1.000m3 xăng, dầu và đảm bảo các cây xăng hoạt động bình thường thế nhưng tình trạng đóng cửa, bán xăng cầm chừng vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tại các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
-
Thị trường09/11/2022Chuông cảnh báo suy thoái đang vang lên. Điều đó có nghĩa đã đến lúc cần phải có một cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính, đồng thời giữ một cái đầu lạnh trước thời cuộc.
-
Thị trường09/11/2022Giá vàng hôm nay 9/11 trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tuần giữa bối cảnh đồng USD có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn sau khi Mỹ công bố thông tin về thị trường lao động.
-
Thị trường02/09/2022Giá vàng hôm nay 2/9 trên thị trường quốc tế giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce (48,7 triệu đồng/lượng) trong bối cảnh đồng USD lại tăng vọt lên đỉnh cao 20 năm.