Bộ trưởng Cao Đức Phát và “món nợ” nông sản sạch

Dưới đây là những chia sẻ đầy tâm huyết của cá nhân Bộ trưởng Cao Đức Phát về vấn đề này.

Trong lần trả lời phỏng vấn Báo NTNN gần đây, ông Cao Đức Phát- Bộ trưởng Bộ NNPTNT thừa nhận, ông có 2 “món nợ” trong hơn 2 nhiệm kỳ là tư lệnh ngành nông nghiệp: Chưa đáp ứng mong đợi của nhân dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển khoa học công nghệ miền núi phía Bắc.
   
Dưới đây là những chia sẻ đầy tâm huyết của cá nhân Bộ trưởng Cao Đức Phát về vấn đề này.

“Tôi đã cố gắng rất nhiều”

 bo truong cao duc phat va “mon no” nong san sach hinh anh 1

 Bộ trưởng Cao Đức Phát thăm Trung tâm Chiếu xạ vải thiều Hà Nội.  Ảnh:  K.L

Không đứng ngoài cuộc, khi nói về vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP), ông Phát giãi bày với các cơ quan quản lý của Bộ NNPTNT: “Chúng ta phải xác định với nhau, đây là vấn đề lớn của ngành, của Bộ. Mặc dù Bộ Y tế được phân công là cơ quan chủ trì, nhưng theo Điều 63, 64, 65 về phân công trách nhiệm, Bộ NNPTNT phải chịu trách nhiệm ít nhất 80% công việc, nên khi có vấn đề dư luận thường nhìn về Bộ NNPTNT và Bộ trưởng. Đây là trách nhiệm chung của cả Bộ, tôi rất mong các đồng chí hết sức quan tâm và cũng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, không phải do ai muốn đâu, mà thực sự nó là vấn đề có thực, vấn đề mà người dân đang mong đợi”.

Cũng nói về vấn đề này, ông Phát chân thành chia sẻ: “Tôi đã cố nhiều năm, nhưng chưa đáp ứng được. Thậm chí, như trong báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tập hợp từ ý kiến cử tri viết những giải pháp đã được thực hiện không hiệu quả, tôi đề nghị sửa thành kém hiệu quả, nhưng tôi nghĩ cứ để như thế để đốc thúc cả hệ thống chính trị vào cuộc, có cơ sở vào cuộc. Nhưng đúng thực sự là chưa hiệu quả và thậm chí họ còn nhận xét tình hình ngày càng xấu đi”.

Chỉ rõ những khuyết điểm của ngành, ông Phát thừa nhận: Có 2 việc những năm trước ngành còn loay hoay ở chỗ xây dựng hệ thống luật pháp, xây dựng tổ chức, vấn đề đều ở trên giấy, nói thẳng thắn như vậy. “Từ cuối năm vừa rồi và 6 tháng đầu năm, mình dồn xuống thực địa để tạo ra chuyển biến trên thực địa. Và cái chuyển biến nổi bật nhất là kiểm soát chất cấm. Lúc đầu, xét nghiệm có 16-20%, tôi báo cáo trước Quốc hội, bây giờ có 0,2% hoặc có thể cao hơn một chút, nhưng đã giảm rất mạnh. Việc kiểm soát chất cấm, tất cả những gì chúng ta làm trong 6 tháng đầu năm chứng minh một điều rằng, có thể làm được nếu chúng ta quyết tâm và có cách làm đúng” - ông Phát bộc bạch.

“VietGAP nói đến 2 năm nay rồi mà không sửa được, vì liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn. Đây là vấn đề cấp bách của Bộ, tôi đề nghị các đồng chí giúp thẩm định sớm lên. Làm cái gì cũng phải quyết liệt mới thông qua được, nếu không cứ để 64 chỉ tiêu. 2 năm nay chúng ta đã nhìn thấy vấn đề, bảo sửa đi, Nhật Bản đã giúp chúng ta đưa ra được một bộ chỉ tiêu mà người ta bảo ngay cả nước Nhật chúng tôi cũng làm cái này, thế mà chúng ta vẫn còn lúng túng thì tại sao? Phải sửa đi!”.

Ông Cao Đức Phát

Nói về tình trạng mất vệ sinh ATTP hiện nay, ông Phát chia sẻ: “Bây giờ, qua báo cáo, tình hình còn gian nan lắm. Nếu tất cả mọi thứ như chất cấm giảm xuống 0,2% thì được, nhưng động đến thịt nhiễm vi sinh 30-40%, rồi rau 8-9%, cái nọ, cái kia đều 8- 9 đến 10% thành ra người dân cảm thấy bị bủa vây bởi những cái 5-10% đó, nhưng rất nhiều thứ, cái gì cũng 5-10% cả”.

Phải giữ lời hứa với nhân dân

Chia sẻ với NTNN, ông Phát thẳng thắn nói: “Tôi nói thật, hệ thống của chúng ta như bị “mù lòa”. Như các đồng chí thấy, có những cái xảy ra sờ sờ trước mắt mà bao nhiêu năm nay rồi có nhìn thấy đâu. Không phải là không nhìn thấy, mà nhìn thấy nhưng vô cảm, không hành động gì cả. Lò mổ bừa bãi, bẩn thỉu; buôn bán trái pháp luật, tức là trái quy định, ô nhiễm thịt nhìn thấy không? Nhìn thấy hàng ngày, nhưng tại sao không làm? Thuốc BVTV giả, buôn lậu hệ thống BVTV nhìn thấy không? Nhìn thấy tất cả, không có gì không nhìn thấy, nhưng vấn đề là không làm vì lý do này, lý do khác”.

Dù không còn đứng trên cương vị là Bộ trưởng Bộ NNPTNT, nhưng ông Cao Đức Phát vẫn nhắn nhủ: “Tôi từng với tư cách là Bộ trưởng, thay mặt cho Bộ để hứa với người dân, nên dù tôi không làm Bộ trưởng nữa, nhưng đó là lời hứa của Bộ NNPTNT với nhân dân. Tôi rất mong các đồng chí tiếp tục thực hiện, đừng bảo đây là lời hứa của ông Cao Đức Phát, mà là lời hứa của Bộ trưởng, bởi Bộ trưởng là một thể chế chứ không phải Bộ trưởng là con người, nên tôi rất mong các đồng chí tiếp tục thực hiện”.

Theo ông Phát, bây giờ giải pháp là phải làm đồng bộ, quyết liệt. Một là hệ thống luật pháp vẫn phải tiếp tục kiện toàn, trong đó Cục Thú y phải rà lại hành lang pháp lý để quản lý kháng sinh cụ thể. Kháng sinh có hàng trăm thứ, nhưng vi phạm nhiều nhất là Enrofloxacin, giờ cần được quản lý cụ thể. Nhưng hiện nay, ngay vấn đề này cũng chưa rõ. Hai là hành lang pháp lý để quản lý phân bón, bây giờ rối như thế, nếu cái gì thuộc thẩm quyền của Bộ, hoàn toàn có thể sửa trong vòng 1 ngày, làm vì lợi ích cho quốc gia.

Nhắn nhủ với các cơ quan quản lý của Bộ NNPTNT, ông Phát nói: “Tôi thấy quản lý kháng sinh, quản lý phân bón, quản lý phòng kiểm nghiệm, rồi VietGAP. Nhưng tôi thấy, bấy lâu chúng ta vẫn dùng các mệnh lệnh hành chính, vẫn nói với nhau nhưng chưa đưa ra được những cơ chế và chính sách tạo động lực. Một trong những cơ chế, chính sách tạo động lực là hệ thống nhận biết. Tôi coi đó là hệ thống động lực để những người làm tốt thì người ta mới làm tốt được. Còn bây giờ không nhận biết, phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu nên VietGAP chưa được 1% là vì vậy”.

Theo Dân Việt


nông sản sạch


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.