Bốn con sóng của chứng khoán

Sau năm năm rưỡi mất niềm tin, có cơ sở để tin chứng khoán đang bước chân vào con sóng thứ tư.

Sau năm năm rưỡi mất niềm tin, có cơ sở để tin chứng khoán đang bước chân vào con sóng thứ tư.



Nhiều nhà đầu tư đã từng chứng kiến những con sóng chẳng giống ai của chứng khoán. Con sóng đầu tiên kéo dài 9 tháng, từ ngày thị trường thành lập đến giữa năm 2001, Vn-Index tăng từ 100 lên 570 điểm mà cả sàn HoSE chỉ có hai mã cổ phiếu REE và SAM. Mặc dù tăng mạnh nhưng do thị trường quá sơ khai, số tài khoản của nhà đầu tư chỉ vài chục ngàn, nên chứng khoán ít ảnh hưởng đến nền kinh tế. Dĩ nhiên, nó cũng chẳng giúp được mấy người giàu lên.

Năm 2006 sàn Hà Nội ra đời. Không ít người ngó qua ngó lại, thấy doanh nghiệp niêm yết nhỏ qua. Nhưng khi mà các ưu đãi về thuế dành cho công ty niêm yết sắp hết hiệu lực, các đơn vị đua nhau lên HNX. Điển hình là Tổng công ty Sông Đà, công ty mẹ, công ty con, công ty cháu chắt đều tham gia niêm yết.

Từ giữa năm ấy tới tháng 3/2007, không chỉ HNX,cả thị trường choáng ngợp trước con sóng thứ hai, con sóng mang tên WTO khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới và VN-Index được các quỹ nước ngoài đưa vào tầm ngắm. Sau này hồi tưởng lại, một số nhà đầu tư ưa gọi đó là sóng thần, bởi họ đã tận mắt chứng kiến người người, nhà nhà đến ông xe ôm lẫn bà nội trợ đều có tài khoản mua bán cổ phiếu.

VN-Index “vươn vai” chạy từ 380 điểm lên 1.170 điểm, tạo một các đỉnh mà đến giờ, mỗi khi ngó lại quá khứ, sự khao khát vẫn không thể nào mất đi được.

Thời điểm ấy cổ phiếu FPT chào sàn với giá 400.000 đồng. Dàn lãnh đạo FPT đồng loạt vỗ tay rần rần ở HOSE khi phiên giao dịch kết thúc. MỘt phóng viên nước ngoài có mặt tại chỗ khi biết rằng trước đó một tuần, cổ phiếu FPT ngoài thị trường OTC giá chỉ bằng nửa đã ‘wow’ một tiếng, rồi nhìn trân trân bảng điện tử tại Sở giao dịch chứng khoán HCM. TDH ngày giao dịch đầu tiên ghi nhận mức giá 300.000 đồng/cp.

Vài tháng sau một loạt kỷ lục về giá được ghi nhận: FPT lên đến 680.000 đồng/cp; BMC 700.000 đồng/cp (chia tách 1:1 xong lại quay về đỉnh 700.000 đồng/cp) SJS có giá cao nhất hơn 500.000 đồng/cp; BVS hơn 550.000 đồng/cp…Quá nhiều hưng phấn với chứng khoán và cái gì đến nhanh, đến quá dễ dàng thì ra đi cũng tương tự. Từ giữa năm 2007, VN-Index bắt đầu chi kỳ dài đổ dốc.

Con sóng thứ ba có cái tên mỹ miều kích cầu khi Việt Nam quyết định tài trợ lãi suất cho các doanh nghiệp để kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua bù lãi suất cho vay của ngân hàng. Cuối tháng 2-2009, chỉ số sàn Hose rớt về 235 điểm, nhưng trong vòng sáu tháng sau nó vượt qua mốc 630 điểm. Lên tới đó, mệt vì hoạt động ăn xổi của công ty chứng khoán, của trào lưu đội lái, của những cổ phiếu “ruồi” mà tăng giá vô tội vạ bất chấp hiệu quả kinh doanh ảo của doanh nghiệp, VN-Index ‘xoay mình’ đi xuống, để lại hệ lụy vô cùng ảm đạm cho niềm tin vào thị trường.

Bây giờ, sau năm năm rưỡi mất niềm tin, có cơ sở để tin chứng khoán đang bước chân vào con sóng thứ tư. Gọi nó bằng tên gì khi mà cổ phiếu là thứ rẻ nhất trong những hàng hóa rẻ? Khi mà giá cổ phiếu là thứ rẻ nhất trong những hàng hóa rẻ? Khi mà giá cổ phiếu đã phản ánh sự tích tụ đầy đủ những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô kể từ năm 1999. Niềm tin chưa hẳn đã trở về, nhưng niềm tin đang lấp ló ngoài cửa bởi ánh sáng đâu đó đã le lói cuối đường hầm. Tỷ giá đã ổn, lạm phát đã giảm, lãi suất đã xuống và xử lý nợ xấu ngân hàng đã tìm thấy lối ra.

Bên cạnh đó, chứng khoán được quan tâm một cách thực lòng. Thực lòng vì chưa bao giờ chứng khoán trải qua cơn đau đến vậy. Ủy ban chứng khoán Nhà nước đề xuất, được chấp thuận và cho áp dụng ngay một loạt giải pháp tạo thanh khoản. Đã thấy tâm huyết của cơ quan quản lý với thị trường.

Và thêm nguồn lực tài chính của nước ngoài. Trung bình mỗi ngày Trung tâm lưu ký chứng khoán cấp thêm 4 tài khoản mới cho người nước ngoài. Người Việt Nam vốn sính ngoại, và tâm lý chứng khoán cũng thế. Nhưng cuộc chơi giờ đã khác, muốn đi xa, VN-Index phải vận động nhờ vào nội lực của chính nhà đầu tư trong nước. Trong hơn tháng qua, dòng tiền nội vào thị trường khởi sắc và khá ổn định.

Theo TBKTSG


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.