Cái bẫy khuyến mại “khủng”?

Gần đây, trên thị trường hàng tiêu dùng và bất động sản, một số doanh nghiệp (DN) đang tìm cách đổ gánh nặng tồn kho sang vai người tiêu dùng với những chiêu giảm giá, khuyến mại. Thoạt trông thì có vẻ vô tư, nhưng lại ngấm ngầm gài bẫy bên trong...

Gần đây, trên thị trường hàng tiêu dùng và bất động sản, một số doanh nghiệp (DN) đang tìm cách đổ gánh nặng tồn kho sang vai người tiêu dùng với những chiêu giảm giá, khuyến mại. Thoạt trông thì có vẻ vô tư, nhưng lại ngấm ngầm gài bẫy bên trong...

Cái bẫy khuyến mại “khủng”?

Điển hình là gần đây, một loạt các siêu thị, đặc biệt là các siêu thị điện máy, liên tục mở các đợt khuyến mại kiểu “giờ khủng, giá khùng” giảm giá từ 30- 50% nhiều loại sản phẩm so với giá niêm yết trước đó. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại không dễ hưởng được mức ưu đãi như các siêu thị “chào” bởi để tiếp cận được mức giá khuyến mãi, người mua sẽ phải đáp ứng hàng loạt những điều kiện “khó nhằn”. Điều kiện phổ biến với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu (bột ngọt, nước mắm, nước tương, mì gói, đường…) tại các siêu thị thường là phải mua với giá trị hóa đơn đến một mức nhất định (trung bình từ 400.000- 500.000 đồng), sản phẩm khuyến mãi, giảm giá chỉ diễn ra trong một ngày, mua đến sản phẩm thứ hai phải có thẻ khách hàng thân thiết...

Có trường hợp, khách hàng đọc thông tin và ấn tượng với chương trình “mỗi ngày một sản phẩm giá ưu đãi bất ngờ” nhiều mặt hàng giá rẻ bất ngờ như 1kg đường chỉ có 1.000 đồng, hai lít dầu ăn giá 35.000 đồng... Tuy nhiên, để hưởng được mức giá ưu đãi này, khách hàng phải mua với giá trị hóa đơn bắt buộc từ 500.000 đồng trở lên...

Lâu dần sinh nghi, người tiêu dùng đang cho rằng các siêu thị lợi dụng tháng khuyến mãi để xả hàng tồn, nhưng lại muốn người tiêu dùng gánh hộ chi phí!

Hiện nay, bất động sản đang được đánh giá là “cục máu đông” lớn nhất của nền kinh tế, đương nhiên đây cũng là mảng mà các DN đang đẩy mạnh giải quyết hàng tồn kho. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã cảnh báo: Một số DN bất động sản đang cố “gài bẫy” người tiêu dùng với những mánh khá tinh vi.

Kể từ tháng 5, song song với các gói tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhiều chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất cho khách hàng thêm 4- 5% nữa khiến lãi vay giảm về mức 7- 11%/năm. Động thái này đã thu hút được sự chú ý của người mua nhà đang “khát vốn”. Vấn đề được nhiều người vay tiền mua nhà quan tâm là sau thời gian hỗ trợ lãi suất, ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất như thế nào, có gì bảo đảm chắc chắn rằng lãi suất mới không tăng vọt? Hiện nay trong hầu hết các hợp đồng mua nhà có cam kết vay vốn, các ngân hàng chỉ để thời gian vay vốn với lãi suất “rẻ” khoảng 3- 6 tháng hoặc 1 năm đầu tiên. Trong khi đó, thời gian trả nợ có thể kéo dài 3- 10 năm...

Theo phân tích của một số chuyên gia, các chiêu khuyến mãi của nhà băng khác gì cái “bẫy” dành cho những người tiêu dùng “tội nghiệp”!

Đặc biệt, rủi ro lớn nhất mà khách mua nhà nhận ưu đãi “khủng” có thể gặp phải là dự án đang dở dang, chủ đầu tư huy động vốn rồi sau đấy không triển khai tiếp. Lúc đó, người mua chịu thiệt bởi tiền đã đóng, nhà thì chưa thấy đâu, muốn rút vốn cũng rất khó khăn.

Theo Báo Công Thương


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.