Cảnh giác mua quà quê trên 'chợ ảo'

“Cứ tưởng đồ quê là đảm bảo tươi, ngon, ai ngờ đến khi nhận hàng, mọi người mở ra kiểm tra mới tá hoả vì giò lụa ăn bở không khác gì giò ngoài chợ, chè Sapa thì lẫn nhiều sạn bẩn, thịt trâu gác bếp đã bốc mùi”, chị Lan than thở.

“Cứ tưởng đồ quê là đảm bảo tươi, ngon, ai ngờ đến khi nhận hàng, mọi người mở ra kiểm tra mới tá hoả vì giò lụa ăn bở không khác gì giò ngoài chợ, chè Sapa thì lẫn nhiều sạn bẩn, thịt trâu gác bếp đã bốc mùi”, chị Lan than thở.


Hiện nay, nhiều người tiêu dùng lại có xu hướng mua sắm thực phẩm qua mạng internet, chợ “ảo”. Với tiện ích của chợ online, nhiều món đặc sản tết độc đáo của các vùng miền cũng xuất hiện qua những cái “click” chuột.

Nhộn nhịp mua bán

Chọn thực phẩm bán sẵn qua mạng đang là một sự lựa chọn hữu ích đối với dân văn phòng khi công việc những ngày cuối năm đang bộn bề. Khách hàng không mất công phải chen chân tại siêu thị mà chỉ cần xem hàng trên các chợ “ảo”, lựa chọn các món ăn đặc sản tuỳ theo khẩu vị là đã có nhân viên giao hàng đến tận nhà.

Nhiều món thực phẩm mới lạ từ Nga, Pháp “xách tay” cho đến các món ăn dân dã cũng xuất hiện tại các trang web mua sắm online. Theo đại diện của website mua bán hàng trực tuyến, năm nay xu hướng mua sắm thực phẩm trên mạng ngày càng tăng do người dân đã từng bước quen dần với cách mua sắm hiện đại này. Bên cạnh đó, các sản phẩm trên các website cũng vô cùng phong phú và đa dạng chủng loại, đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm của người dân.

Từ các sản phẩm phổ biến như kẹo, bánh, nước ngọt, mứt tết… cho đến các mặt hàng đặc trưng ngày tết như bánh chưng, giò chả, hoa đào… đều có mặt trên các gian hàng. Tuy nhiên, mặt hàng được khá đông cư dân mạng chọn mua lại là những loại đặc sản quê như trứng gà ta, nem chua Thanh Hóa, cam Canh, bưởi Diễn, thịt thú rừng gác bếp Tây Bắc, nấm hương không chân, măng rừng Tuyên Quang, măng tươi Lạng Sơn…

Chị Thanh Hà (Hàng Đường, Hà Nội) cho biết “Bây giờ trên chợ “ảo”, đặc sản loại nào cũng có, chỉ cần xem và chọn hàng là sẽ có nhân viên mang đến tận nơi rất tiện lợi. Nhiều loại đặc sản đặc trưng của mỗi vùng miền do người bán hàng mang ra từ quê, hoặc sinh viên tiện ra Hà Nội học cũng “xách tay” theo. Người bán tiện về quê mang đặc sản “cây nhà lá vườn” ra đây đăng bán trên mạng.

Thịt thú rừng bán trên mạng

Năm nay, nhiều người Sài Gòn cũng hứng thú với các món bánh chưng, giò chả, thịt nấu đông, măng lưỡi lợn, chân giò xông khói, bánh tráng dẻo, miếng dong Hà Nội...

Theo chị Hoàng Lan, chủ một cơ sở chuyên cung ứng thực phẩm miền Bắc ở khu vực chợ Hà Đông, chị cũng thử đăng bán một số mặt hàng thực phẩm do nhà mình sản xuất lên mạng. Nhưng không ngờ, sức tiêu thụ của chợ “ảo” còn tốt hơn ở ngoài.

Đợt này khách đặt hàng khá đông vì phương thức giao hàng cũng nhanh gọn hơn trước nhiều. Có thể vận chuyển qua đường bưu điện hoặc gửi xe khách, chỉ mất 2,3 ngày là đến. Mùa đông cũng không lo ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm. Để cung ứng đủ hàng cho các khách hàng miền Nam, chị phải lên kế hoạch đặt hàng từ mấy tháng trước.

Đặc sản “nhái” cũng trà trộn

Do tính chất “bùng nổ” của các “doanh nhân” online, không ít người muốn nhanh chóng “kiếm lời” đã có những phương thức giao bán sản phẩm không trung thực. Chị Thu Lan (Chùa Bộc, Hà Nội) ngậm ngùi kể lại “Truy cập vào các trang web rao vặt thấy nhiều đặc sản được quảng cáo là “chính hiệu” như giò lụa, giò bò Nam Định, chè Sapa, thịt trâu gác bếp Điện Biên… Chị tiện đặt mua hộ cho họ hàng hai bên nội ngoại.

“Cứ tưởng đồ quê là đảm bảo tươi, ngon, ai ngờ đến khi nhận hàng, mọi người mở ra kiểm tra mới tá hoả vì giò lụa ăn bở không khác gì giò ngoài chợ, chè Sapa thì lẫn nhiều sạn bẩn, thịt trâu gác bếp đã bốc mùi. Tức nhất là khi tìm được số điện thoại của người bán thì mới biết, hoá ra người này cũng đi nhập lại hàng từ “mối” khác trên mạng”, chị Lan than thở.

Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay hầu hết các trang web, diễn đàn mua sắm online đều có qui trình đăng kí tài khoản để kinh doanh khá đơn giản: người bán chỉ cần đăng kí xác nhận qua tin nhắn điện thoại với cước phí rất rẻ từ 5.000 đến 75.000 đồng/tài khoản. Việc kinh doanh các mặt hàng cũng rất đa dạng, thoải mái không bị khống chế về số lượng các “gian hàng”.

Do thủ tục khá đơn giản, chi phí lại rẻ, nên khá đông bạn sinh viên ngoại tỉnh cũng “nhập cuộc”. Buôn bán mặt hàng đắt đỏ thì không đủ vốn nên nhiều bạn có hình thức mua bán các đặc sản từ chính quê hương của mình, hoặc do nhà mình tự làm.

Tuy nhiên, do việc rao bán và giao dịch với khách hàng hoàn toàn qua mạng “ảo” nên người bán cũng dễ gặp rủi ro từ những cái “bẫy” của những kẻ lừa đảo trong vai những “thượng đế” của mình. Tranh thủ tiện ích của chợ “ảo”, bạn Văn Minh cũng thường xuyên mang đặc sản chè Thái Nguyên quê hương mình lên mạng.

“Vừa rồi, mình nhập hơn 5 triệu đồng tiền chè búp Thái Nguyên loại đắt nhất cho một bạn hàng trên chợ “ảo”. Chủ hàng mới trả trước 2 triệu đồng nhưng vì tin tưởng khách “ruột” nên mình vẫn giao đủ hết hàng. Đến cuối tháng thu tiền thì số điện thoại của khách liên tục “không liên lạc” được, tìm đến địa chỉ giao hàng thì hoá ra chỉ là nơi thuê trọ”, Minh than thở.

Theo Vietq


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.