Chứng khoán "khát" cơ chế giao dịch mới

Tuy nhiên, sự thận trọng của cơ quan quản lý khiến thị trường vẫn vắng bóng các sản phẩm này và chuyện lách luật, bất bình đẳng trong giao dịch chứng khoán xuất hiện như "cơm bữa". Đổi mới, tạo thuận tiện cho nhà đầu tư (NĐT) một lần nữa lại được đề cập nhiều trong Hội nghị triển khai công tác 2010 do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức cuối tuần này tại Hà Nội.

Năm 2009, mức độ liên thông của thịtrường chứng khoán Việt Nam với thị trường khu vực và thế giới rất lớn,trình độ của cả nhà đầu tư và các thành viên thị trường khác được nânglên rất nhiều. Nhu cầu có thêm sản phẩm mới, đặc biệt là cơ chế giaodịch thuận tiện, ngày một cấp thiết.

Tuy nhiên, sự thận trọng củacơ quan quản lý khiến thị trường vẫn vắng bóng các sản phẩm này và chuyệnlách luật, bất bình đẳng trong giao dịch chứng khoán xuất hiện như "cơm bữa".Đổi mới, tạo thuận tiện cho nhà đầu tư (NĐT) một lần nữa lại được đề cậpnhiều trong Hội nghị triển khai công tác 2010 do Ủy ban Chứng khoán Nhà nướctổ chức cuối tuần này tại Hà Nội.

Được mở hai tài khoản giaodịch, cùng mua, cùng bán một mã chứng khoán trong một phiên, đặc biệt chophép NĐT bán chứng khoán vào ngày T +2, cho mua chứng khoán ký quỹ… là nhữngsản phẩm thị trường kỳ vọng sớm có khung pháp lý để các công ty chứng khoántriển khai. Trên thực tế, Luật Chứng khoán quy định NĐT được phép sử dụngnhững sản phẩm này song chưa có hướng dẫn cụ thể từ Ủy ban Chứng khoán Nhànước và Bộ Tài chính.

Cơ chế chưa cho áp dụng songnhu cầu của NĐT là có và ngày càng lớn, vì thế không ít công ty chứng khoánđã lách luật thực hiện. Tháng 9 và 10/2009 - thời điểm TTCK sôi động nhất,phá vỡ mọi kỷ lục về giá trị giao dịch - nhiều công ty cho phép một bộ phậnNĐT lớn bán chứng khoán trước khi về tài khoản (ngày T1, T2, T3, trong khitheo quy định là T4), còn việc cho phép sử dụng đòn bẩy tài chính (có mộtphần tiền được mua hai phần chứng khoán - sản phẩm ký quỹ) diễn ra tràn lan.

Chứng khoán "khát" cơ chế giao dịch mới
Chứng khoán "khát" cơ chế giao dịch mới

Vì chưa có khung pháp lý vàhướng dẫn cụ thể nên mỗi nơi triển khai mỗi cách. Tình trạng lộn xộn trênTTCK tỷ lệ thuận với điểm số của VN-Index, đồng thời tạo ra cơ chế bất bìnhđẳng giữa các NĐT, gây thua thiệt cho NĐT nhỏ lẻ. Chấn chỉnh tình trạng này,Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra các văn bản "tuýt còi" công ty chứng khoánkhông được triển khai những sản phẩm chưa được phép.

Việc lập lại trật tự trênTTCK một mặt là cần thiết, song mặt khác cho thấy thị trường cần được khơithông để tiếp tục phát triển bền vững hơn. Tại Hội nghị triển khai kế hoạch2010, nhiều công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ một lần nữa đề nghị Ủyban sớm thúc đẩy việc cho phép triển khai các sản phẩm mới.

Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy banChứng khoán Nhà nước, cho biết, về việc triển khai quy chế giao dịch, nghiệpvụ mới như: mở nhiều tài khoản, margin, repo, T+2… Ủy ban đã có dự thảo vănbản trình Bộ Tài chính xem xét ban hành, song phải cân nhắc khả năng công tychứng khoán và NĐT thực hiện nghiêm các quy định về quản trị rủi ro. TTCK làthị trường tài chính bậc cao, hoạt động có tính phản ứng dây chuyền rất lớn,nên phải dành ưu tiên số một cho an toàn của cả hệ thống.

Trong số những cơ chế đã hoànthành dự thảo, vấn đề T+2 được Bộ Tài chính đồng ý về chủ trương. Vấn đềcùng mua, cùng bán một cổ phiếu trong phiên có thể áp dụng ngay trong thờigian tới. Riêng việc mở nhiều tài khoản trước mắt có thể cho phép áp dụngvới các quỹ đầu tư.

Quyết định còn nằm trong tayBộ Tài chính, song thông điệp của người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nướccho phép NĐT hy vọng năm 2010 TTCK sẽ có những bước phát triển khởi sắc hơncùng sự xuất hiện của nhiều sản phẩm mới. 

Theo Hải Minh
Chứng khoán "khát" cơ chế giao dịch mới



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.