“Cổ phiếu vua” đang nằm ở đáy?

“Cổ phiếu vua” là danh hiệu trước đây mà các chuyên gia, các nhà đầu tư (NĐT) “phong tặng” cho các cổ phiếu ngân hàng. Nhưng từ nhiều tháng nay, “vua” đã mất “ngai” và có chuyên gia đã gọi các cổ phiếu ngân hàng là “các cổ phiếu lưỡng tính”.

“Cổ phiếu vua” là danhhiệu trước đây mà các chuyên gia, các nhà đầu tư (NĐT) “phong tặng” cho cáccổ phiếu ngân hàng. Nhưng từ nhiều tháng nay, “vua” đã mất “ngai” và cóchuyên gia đã gọi các cổ phiếu ngân hàng là “các cổ phiếu lưỡng tính”.

“Lưỡng tính” được xét trên haimặt. Một mặt, các cổ phiếu ngân hàng vẫn là những cổ phiếu có giá trị vốn hóalớn, đứng thứ bậc cao trên thị trường (VCB đứng thứ nhất với trên 53 nghìn tỉđồng, CTG đứng thứ ba với gần 32 nghìn tỉ, ACB đứng thứ 5 với gần 26,5 nghìn tỉ,EIB đứng thứ 8 với gần 19 nghìn tỉ, STB đứng thứ 12 với gần 15 nghìn tỉ, SHBđứng thứ 31 với gần 4 nghìn tỉ đồng). Chỉ với 6 ngân hàng này đã có tổng giá trịvốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 150 nghìn tỉ đồng, chiếm 21,4% tổng giá trị vốnhóa của cả 2 thị trường; bình quân một ngân hàng đạt 24,9 nghìn tỉ, lớn gấp 18,1lần mức bình quân một công ty trên toàn thị trường.

“Cổ phiếu vua” đang nằm ở đáy?

Các chuyên gia dự đoán giá cổ phiếu ngân hàng sẽ thoát đáy, vượt dốc đi lên

Mặt khác, về thị giá củacác cổ phiếu ngân hàng cao nhất chỉ ở đầu 4 (VCB 43,9 nghìn), nhàngnhàng ở đầu 3 (ACB 33,9 nghìn), còn lại là đầu nhỏ - đầu 2 (CTG 28,3nghìn, STB 21,87 nghìn, EIB 21,6 nghìn), thậm chí là rất nhỏ - đầu 1 (SHB 19,3 nghìn).

Như vậy, về giá trị vốn hóa thìcổ phiếu ngân hàng thuộc nhóm cổ phiếu lớn, nhưng về thị giá thì cổ phiếu ngânhàng thuộc nhóm cổ phiếu có thị giá nhỏ. Đáng lưu ý, các NĐT nhỏ lẻ thường đầutư vào các cổ phiếu có thị giá nhỏ, do lượng vốn tự có ít nên thường “chơi” theophong trào, mua theo, bán theo, thậm chí mua ở đỉnh, bán ở đáy; các đại gia cámập đầu cơ thường ít lao vào “làm giá” đối với các cổ phiếu có giá trị vốn hóalớn vì không đủ lực để đánh lên, đánh xuống, mà thường làm giá (tạo sóng lớn)đối với các mã có giá trị vốn hóa nhỏ.

Có lẽ do nằm trong nhóm cổ phiếucó giá trị vốn hóa lớn, nên khi dòng tiền đầu cơ đổ vào nhóm có thị giá nhỏtrong một thời gian tương đối dài vừa qua, đã không có các cổ phiếu ngân hàng.

Cũng có lẽ nằm trong nhóm cổphiếu có thị giá nhỏ, nên khi dòng tiền chuyển sang các cổ phiếu có giá trị vốnhóa lớn thì cũng không có các cổ phiếu ngân hàng.

Ngoài ra còn do các ngân hàng đãtự làm hại mình khi sức ép tăng vốn rất cao làm tăng việc phát hành bổ sung, làmcho giá cổ phiếu bị pha loãng. Chính vì thế mà tốc độ tăng giá cổ phiếu ngânhàng trong một thời gian dài đã không theo kịp mà còn ngược chiều với tốc độtăng chỉ số chung.

Tuy nhiên, đã có nhiều dự đoán,giá của các cổ phiếu ngân hàng đang ở “mức đáy” và nhiều mã cổ phiếu khác (nhấtlà các cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ) giá cũng đã chạm “ đỉnh”. Thông thường,khi ở “đáy” thì sẽ “thoát đáy” và vượt dốc đi lên; khi đã vượt “đỉnh” thì sẽsang dốc bên kia.

Vì vậy, các chuyên gia đã dự đoángiá cổ phiếu ngân hàng tới đây sẽ thoát đáy vượt dốc đi lên, tuy chưa trở lạivới ngôi vua, nhưng do có giá trị vốn hóa lớn, nên sẽ tác động mạnh tới chỉ sốchung.

Hơn nữa, P/E của các cổ phiếungân hàng hiện ở mức thấp (của STB hiện chỉ có 8,8 lần; CTG 11,4 lần; VCB 12lần, ACB 12,1 lần; SHB 12 lần, EIB 16,5 lần). Trong khi bình quân của 50 cổphiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường là 13,9 lần. Một vài phiên gần đây,NĐT đã không còn nóng ruột bán ra do sợ bán hớ, còn người mua đã có xu hướngtăng lên. Ngoài ra chính sách tiền tệ hiện đang tạo thuận lợi cho các ngân hàngthương mại.

 Theo Ngọc Minh
“Cổ phiếu vua” đang nằm ở đáy?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.