Con buôn Việt học Trung Quốc lừa đảo, đầu độc dân

Hàng hóa Trung Quốc giá rẻ được chính người Việt lột mác dán Tàu dán mác Việt bán cho người tiêu dùng với giá cao.

Hàng hóa Trung Quốc giá rẻ được chính người Việt lột mác dán Tàu dán mác Việt bán cho người tiêu dùng với giá cao.

Thói xấu của người Việt khiến hàng Trung Quốc ngập thị trường Siêu thị 'đổi đời' rau bẩn, 'lên đời' hàng Trung Quốc Còn hàng hóa Việt được thương lái Trung Quốc thu mua với giá rẻ rồi chế biến, dán nhãn mác hàng Việt Nam và xuất khẩu ngược lại Việt Nam hoặc thị trường các nước khác với giá cao.

 

Người Việt lột mác hàng Tàu dán nhãn Việt

 

Trên thị trường hiện nay vẫn xuất hiện nhiều mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc có mức giá rẻ được chính những thương lái, chủ buôn người Việt tận tay lột mác, dán nhãn Việt để bán cho người tiêu dùng Việt Nam một mặt đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng mặt khác đã tự tay bóp nghẹt nền sản xuất trong nước.

 

Những mặt hàng chủ yếu là nông sản đến các mặt hàng may mặc, thậm chí là các sản phẩm máy móc, trang thiết bị.

 

Cụ thể, phản ánh mới đây của tờ Tuổi trẻ về mặt hàng khoai tây tại Đà Lạt. Khoai tây Trung Quốc ồ ạt đổ về Đà Lạt để giả mạo xuất xứ bằng cách dùng đất đổ nhuộm trước khi đưa về TP HCM và các tỉnh thành tiêu thụ.

 

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, khoai tây Trung Quốc đa số có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, sắp vượt mức an toàn hoặc vượt mức.

 

Các tiểu thương tại chợ nông sản Đà Lạt - điểm tập kết nông sản lớn nhất của Đà Lạt trước khi chuyển đi các tỉnh thành khác đã thực hiện quy trình làm giả khoai tây một cách công khai.

 

Cụ thể, tiểu thương đổ đất đỏ ra những tấm bạt phơi dọc đường đi nội bộ của chợ hoặc đổ những bao đất đỏ vón cục ra lối đi của xe tải để xe qua lại cán cho mịn. Đây là giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu để “hô biến” khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt.
 
Con buôn Việt học Trung Quốc lừa đảo, đầu độc dân

 

Tại chợ hiện có bốn cơ sở lớn trang bị máy chà tự động chuyên chà rửa khoai tây, trong đó chủ yếu tẩy bỏ lớp đất đen nhão dính trên khoai tây Trung Quốc. Chỉ vào đống khoai tây đã được tẩy bỏ lớp đất màu đen, đang được nhân công lấy đất đỏ rải đều lên số khoai tây này, bà Đoàn Thị Chè - một tiểu thương tại chợ này - “khoe” 3 tấn khoai tây Trung Quốc này vừa về sáng 19/6. Sau khi xong công đoạn thay hình đổi dạng, số khoai tây này được nhân viên của bà Chè đóng vào những bao nhỏ đưa thẳng lên những chiếc xe tải đang đợi sẵn.

 

Giá khoai tây Trung Quốc nhập về chợ này là 3.380 đồng/kg, sau khi “mông má” xong bán cho các đại lý nhỏ với giá 12.000 đồng/kg, và giá bán đến tay người tiêu dùng từ 25.000-30.000 đồng/kg.

 

Ông Dương Minh Sơn - trưởng ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt cho biết, khoai tây Trung Quốc sẽ đổ về Đà Lạt ngày càng nhiều hơn, nhất là từ tháng 7 đến cuối tháng 11, bình quân chợ này tiếp nhận 5-12 tấn/ngày. Riêng từ ngày 16/6 đến nay, hơn 40 tấn khoai Trung Quốc đã nhập về chợ và chia cho các tiểu thương khác thực hiện những thủ thuật trước khi bán đi.

 

Trong khi đó, nhiều người dân có thâm niên trồng khoai tây tại hai xã Xuân Trường và Xuân Thọ, những địa bàn trồng khoai tây lớn nhất Đà Lạt - đã tính chuyện chuyển sang cây trồng khác.

 

Lý do bà đưa ra là vì giá bấp bênh "Lúc Nhà nước làm căng, khoai tây Trung Quốc vào ít thì được giá, thả lỏng là nông dân chết đứng. Chắc tôi phải giảm diện tích trồng khoai tây để chuyển sang trồng hoa” - bà Phạm Thị Thu Ba  (Thọ Xuân, Đà Lạt) nói.

 

Thậm chí các mặt hàng khô được bày bán tại các siêu thị mặc dù được đóng gói trong các bao bì với nhãn mác, ngày sản xuất đầy đủ nhưng nhãn mác chỉ ghi cơ sở đóng gói mà không ghi cơ sở sản xuất và hầu hết là hàng Trung Quốc được đóng gói tại các cơ sở đóng gói.

 

Với mặt hàng may mặc cũng diễn ra tình trạng tương tự, những chiếc áo được bày bán tại các cửa hàng "Made in Việt Nam" thực chất là hàng Trung Quốc đã được cắt mác khoét mác, hay mác gắn ở cổ là “Made in Vietnam” nhưng ở trong thân áo lại là “Made in China”.

 

Thậm chí, nhiều cửa hàng còn đầu tư in mác mới, thay đồng bộ để đánh lừa người tiêu dùng. Tuy nhiên, mác “đểu” thường dòng chữ “Made in Vietnam” rất mờ, dễ phai khi giặt chứ không được thêu, in rõ nét như hàng chuẩn.

 

Không chỉ vậy, giá cả của loại hàng VNXK thường không ổn định. Cùng mẫu mã, một số cửa hàng bán khá rẻ nhiều shop lại thổi cao hơn hàng trăm ngàn đồng. Họ đưa ra nhiều lý do để giữ khách như: Kiểu lạ, độc đáo chỉ có một chiếc, hay giống hàng hiệu đến 99%.... Đặc biệt, có cửa hàng còn biến hàng VNXK, có xuất xứ Trung Quốc thành hàng hiệu nhập khẩu để bán cho khách với giá cao.

 

Đặc biệt, tình trạng đặt cao ưu điểm giá rẻ khiến các sản phẩm máy móc, linh kiện là hàng Trung Quốc thắng thế đã gây ra những hậu quả là phải đắp chiếu máy móc, thay thế bằng những loại máy móc đắt tiền hơn.

 

Anh Nguyễn Tấn Phú - độc giả phản hồi bài báo "10.000 tỷ đóng tàu thép: Đừng dùng máy chính Trung Quốc!" đăng tải trên báo Đất Việt ngày 18/6 lấy một ví dụ về nhập nhà máy sản xuất ván sợi MDF cho ngành Lâm nghiệp.

 

Theo độc giả Nguyễn Tấn Phú, khi ta nhập nhà máy MDF Gia Lai của Thụy Điển bị nhiều người phản đối cho là đắt (1 Nhà máy MDF Thụy Điển có thể Nhập được 2 Nhà máy MDF Trung Quốc) thế nhưng ta vẫn kiên quyết nhập của Thụy Điển xây dựng tại Gia Lai.

 

Sau đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho nhập một nhà máy cùng loại của Trung Quốc đặt tại Thái nguyên làm đối chứng, khi nhà máy Thái nguyên của TQ hoạt động được khoảng 4 năm cứ vừa chạy vừa sửa rồi đắp chiếu thành đống sắt vụn còn nhà máy Gia Lai của Thủy Điển chạy hàng chục năm nay vẫn tốt, có lúc chạy hơn 100% công suất, đến nay vẫn tốt. Tóm lại đừng dại tham của rẻ.

 

Thương lái Trung Quốc lừa dân Việt

 

Thời gian qua, chỉ vì cái lợi trước mắt nên nhiều thương lái người Việt bất chấp mọi hệ lụy để cùng nhau đồng lõa với cánh thương lái Trung Quốc lừa bịp nông dân miền Tây.

 

Cụ thể là chiêu trò móc nối làm giá giữa cánh thương lái Trung Quốc với cánh thương lái Việt để đẩy giá thu mua khoai lang lên cao chót vót, có lúc lên hơn 1 triệu đồng/tạ (mỗi “tạ” ở đây bằng 60kg, theo cách tính của nông dân nhiều tỉnh ĐBSCL) khiến cho phong trào nhà nhà, người người đổ xô bỏ ruộng lên liếp trồng khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và một số địa phương lân cận vài năm trở lại đây rầm rộ hơn bao giờ hết.

 

Hiện có gần 20 điểm thu mua khoai lang dọc theo QL1A thuộc địa bàn xã Thuận An, huyện Bình Minh và huyện Bình Tân hình thành đều “núp” bóng dưới vỏ bọc thương lái Việt Nam. Sau đó, các thương nhân người nước ngoài trực tiếp đưa ra quy cách, giá cả để các thương lái người Việt thu mua và phân loại rồi xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

 

Trên nhãn dán do thương lái Trung Quốc làm có dòng chữ Đặc sản Việt Nam viết bằng tiếng Việt
Trên nhãn dán do thương lái Trung Quốc làm có dòng chữ "Đặc sản Việt Nam" viết bằng tiếng Việt

 

Sau khi nông dân đã “dính chàm” đổ xô trồng khoai lang thì cánh thương lái người Việt cùng với thương lái Trung Quốc bắt đầu làm khó, khiến cho giá cả và đầu ra của mặt hàng này gặp vô vàn khó khăn. Đặc biệt là giá khoai lang trồi sụt thất thường, rớt giá thê thảm có lúc tuột xuống chỉ còn 180.000 – 200.000 đồng/tạ (khoai đẹp), nhưng tìm đỏ mắt cũng chẳng ai mua.

 

Hoặc tình trạng Trung Quốc thu mua các loại nông sản của Việt Nam trong đó có vải Lục Ngạn thời gian qua cũng khiến dư luận một mặt vui mừng, mặt khác cũng lo lắng tình trạng thương lái Trung Quốc tiếp tục dở chiêu trò làm ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

 

Tại Lục Ngạn (Bắc Giang) xuất hiện nhiều thương lái Trung Quốc trực tiếp đến thu mua vải. Lái buôn Vương Đình Khải - người tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) trực tiếp tham gia đóng thùng vải cùng các nhân công Việt Nam. Đã có kinh nghiệm 8 năm sang Việt Nam buôn vải, Vương Đình Khải cho biết công việc rất thuận lợi, duy chỉ có giá thùng xốp và nước đá dùng để ướp vải thì lên xuống theo ngày, gây chút khó khăn cho người thu mua.

 

Nhãn hiệu của Vương Đình Khải được dán lên thùng vải ngay từ Việt Nam. Dù để cho người Trung Quốc đọc, trên nhãn dán vẫn có dòng chữ "Đặc sản Việt Nam" viết bằng tiếng Việt. "Phải như vậy vì người Trung Quốc rất chuộng quả vải Việt Nam", Vương Đình Khải giải thích.

 

Trước tình trạng này, bên cạnh niềm vui vì vải Lục Ngạn có đầu ra được cho là ổn định, nhiều ý kiến lo ngại việc thương lái Trung Quốc nhập khẩu vải sau đó sử dụng hóa chất để bảo quản vải lâu hơn và bán lại cho Việt Nam vào thời điểm trái mùa với giá cao.

 

Một thực tế khác xảy ra khiến cho hàng hóa nhập từ Trung Quốc về Việt Nam có giá rẻ là do thủ tục thông qian đi khó về dễ vẫn diễn ra.

 

Theo đó, bất cứ một xe chở rau quả nào từ Việt Nam, nếu giao hàng tại bãi hàng phía Việt Nam (sau đó đầu mối mua hàng từ TQ tự điều xe sang chở hàng về) thì mọi thủ tục do chủ hàng lo, còn nếu phải giao hàng tại bãi hàng bên TQ thì khi qua cửa khẩu, cán bộ hải quan TQ sẽ yêu cầu mở container kiểm tra hàng hóa, lấy mẫu để kiểm dịch.

 

Ví dụ, với thanh long, thông thường sẽ lấy khoảng 7-10kg để làm mẫu kiểm tra, xét nghiệm các loại hóa chất, dịch bệnh, thuốc bảo vệ thực vật...

 

Thế nhưng thủ tục hải quan khi nhập rau, củ quả… từ TQ về Việt Nam thì “qua” thoải mái. Với hơn 20 tấn lê, táo trên xe qua hải quan cửa khẩu Tân Thanh về Việt Nam không thấy một cán bộ nào yêu cầu mở container lấy mẫu kiểm tra.

Theo Đất Việt

Bình luận