"Cơn rung chấn" chứng khoán 26/2 và nỗi sợ vô hình

Rất khó đến phán xét trên thị trường chứng khoán ai là kẻ khôn ngoan nhất, nhưng rõ ràng, những biến động mạnh vừa qua đã cho thấy, các quyết định của nhà đầu tư phần nhiều bị chi phối bởi nỗi sợ trong khi hoang mang chưa nhận diện rõ thông tin thị trường.

Rất khó đến phán xét trên thị trường chứng khoán ai là kẻ khôn ngoan nhất, nhưng rõ ràng, những biến động mạnh vừa qua đã cho thấy, các quyết định của nhà đầu tư phần nhiều bị chi phối bởi nỗi sợ trong khi hoang mang chưa nhận diện rõ thông tin thị trường.

Như PV đã đưa tin, sau khi chưa kịp hồi phục sau tin đồn bắt chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cùng một số lãnh đạo ngân hàng khác được tung ra cuối tuần trước, phiên 26/2 ngày hôm qua, thị trường chứng khoán lại trả qua thêm một phiên chao đảo.

Trước làn sóng cắt lỗ ào ạt, VN-Index bị nhấn chìm xuống mức 465,05 điểm, thiệt hại gần 19 điểm, xuyên thủng cả hai ngưỡng hỗ trợ quan trọng 480 và 470 chỉ trong một phiên.

Các chuyên gia phân tích từ Chứng khoán FPT (FPTS) đã miêu tả về diễn biến cuối phiên, lúc đồ thị hai chỉ số bị dựng đứng như sau: "Người bán tháo chạy trong hoảng loạn. Thị trường bị rung chấn và chao đảo bởi áp lực quá lớn của lượng cung ào ào cắt lỗ. Cổ phiếu đồng loạt bị nhấn chìm trong sắc đỏ. Độ rộng thị trường co hẹp lại. Số lượng cổ phiếu bị nằm sàn tăng vọt".  Theo đó, mức đóng cửa cuối ngày của chỉ số cũng đồng thời là mức điểm thấp nhất trong cả ngày giao dịch. Giá cổ phiếu bị rơi tự do và hoạt động bán ra cứ mạnh ai nấy chạy.

Những cuộc tháo chạy đã khiến mọi nỗ lực tăng điểm của thị trường bốc hơi sau một phiên rớt thảm.
Những cuộc tháo chạy đã khiến mọi nỗ lực tăng điểm của thị trường "bốc hơi" sau một phiên rớt thảm.

Lý giải về tình trạng này, FPTS cho rằng, khi tâm lý và sự kiên nhẫn của người giữ cổ phiếu bị bào mòn, chứng khoán đã bị bán rẻ không thương tiếc. Áp lực bán diễn ra đồng loạt trên diện rộng, tạo một cảm giác choáng ngợp và khiến nhiều người mua vào trước đó không kịp trở tay.

Việc thị trường liên tục có những phiên dao động mạnh trong ngắn hạn theo chiều hướng tiêu cực cho thấy tâm lý nhà đầu chưa thật sự ổn định, sự hồi phục trong những phiên vừa qua chỉ là tạm thời khi thị trường có dấu hiệu tiết cung. 

Bên cạnh đó, sau những diễn biến tiêu cực này, các chỉ báo kỹ thuật cũng đang cho tín hiệu xấu đi, những thông tin không mấy khả quan về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn được đưa ra gần đây cũng gây tâm lý thất vọng đối với nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu.

Đồng quan điểm trên, trong bản tin cuối này, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng, phản ứng mạnh của nhà đầu tư trước tín hiệu thị trường giảm điểm, cho thấy tâm lý trên thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự ổn định.

Theo đó, trong khi các thông tin vĩ mô không đủ sức hỗ trợ, thị trường trải qua một đợt tăng dài và mạnh trước Tết Nguyên đán, cùng với diễn biến trên thị trường ngoại tệ và giá xăng có thể là những nguyên nhân khiến nhà đầu tư nhạy cảm hơn với các biến động xấu.

VDSC nhận xét, tin tực được xem là tiêu cực nhất là khả năng tăng giá xăng được truyền thông trong nhiều ngày qua. Tuy vậy, đây là thông tin đã được nhận biết nên VDSC không cho rằng lo ngại về khả năng xăng tăng giá là nguyên nhân của phiên lao dốc 26/2.

Trong lúc chưa có thông tín chính xác về nguyên nhân khiến thị trường giảm điểm đột ngột, Chứng khoán Bản Việt (BVSC) cho biết, trong phiên hôm qua, không hề có tin đồn nào lan truyền trên thị trường. 

Song với việc VN-Index đã rớt thêm 2,5% so với chốt phiên hôm 21/2, nên "có lý do tin rằng không phải các nhà đầu tư bắt đáy hôm thứ Năm tuần trước bán ra trong phiên ngày hôm nay".

Đánh giá của Chứng khoán TPHCM (HSC) lại khá súc tích "Trong đợt này không có tin tức hay thậm chí cả tin đồn nào cả. Chỉ là tâm lý không an tâm và sự lo lắng. Rõ ràng, giai đoạn củng cố của thị trường đang diễn ra và giai đoạn này có thể kéo dài trong vài tuần tới cho tới khi đám mây bao phủ hiện nay tan đi".

Như vậy, có thể có một số khác biệt không đáng kể trong nhận định của các công ty chứng khoán về thị trường phiên 26/2 - một phiên bi thảm với nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, mọi nhận xét đều hướng đến quan điểm cho rằng, chính vì tâm lý bất ổn, từ nỗi lo sợ của nhà đầu tư đã kéo sập hai chỉ số phiên này. Vì nỗi sợ lan truyền nhanh, rộng nên đã tạo nên làn sóng bán tháo cổ phiếu nhằm cắt lỗ. Đó không đơn thuần là câu chuyện ngày hôm qua, mà là câu chuyện chung của thị trường trong giai đoạn sơ khai này.

Cũng chính vì điều này, nên với sự cẩn trọng của các nhà phân tích, hầu hết đều khuyên giới đầu tư nên đứng ngoài thị trường, giữ danh mục đang đầu tư và tránh việc bán sàn hàng loạt như hiện nay. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư dài hạn vẫn ra quyết định mua vào những cổ phiếu có tiềm năng với mức giá rẻ.
Theo Dân trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.