Cột bơm xăng sẽ phải gắn thiết bị in hóa đơn

Từ ngày 1/7/2018, cột đo xăng dầu phải gắn thiết bị in chứng từ bán hàng để in và cung cấp chứng từ cho khách hàng.

Từ ngày 1/7/2018, cột đo xăng dầu phải gắn thiết bị in chứng từ bán hàng để in và cung cấp chứng từ cho khách hàng.

Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động bán lẻ xăng, dầu được quy định tại thông tư số 15/2015/TT-BKHCN quy định về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu mà Bộ Khoa học và Công nghệ  mới ban hành.

Theo Thông tư 15 thì thiết bị in chứng từ bán hàng phải bảo đảm tình trạng kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất và hoạt động tốt; Chỉ in được chứng từ khi kết thúc quá trình bơm xăng dầu cho khách hàng (ví dụ: Khi đặt vòi cấp phát vào giá treo trên cột đo xăng dầu).

Từ ngày 1/7/2018, cột đo xăng dầu phải gắn thiết bị in chứng từ bán hàng để in và cung cấp chứng từ cho khách hàng
Từ ngày 1/7/2018, cột đo xăng dầu phải gắn thiết bị in chứng từ bán hàng để in và cung cấp chứng từ cho khách hàng

Các thông tin bắt buộc in trên chứng từ bán hàng gồm: Tên cơ sở bán hàng, địa chỉ; kiểu, ký hiệu, số serial của cột đo xăng dầu; phút, giờ, ngày, tháng, năm bán hàng; loại xăng dầu, số lượng, đơn giá, tổng số tiền xăng, dầu đã bán; Không có cơ cấu, chức năng tác động làm thay đổi thông tin in trên chứng từ bán hàng, thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của cột đo xăng dầu.

Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, sở dĩ đưa quy định cột đo xăng dầu phải gắn thiết bị in chứng từ bán hàng để in và cung cấp chứng từ cho khách hàng là do yêu cầu từ phía Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Hiện nay, có tình trạng khiếu nại từ phía khách hàng khi mua xăng dầu bán lẻ nhưng do không có hóa đơn nên giải quyết rất khó khăn. Việc yêu cầu in và cung cấp chứng từ không chỉ bảo vệ người tiêu dùng mà còn hạn chế tình trạng nhập lậu, bán xăng chất lượng kém ra thị trường.

“Khi có thiết bị, việc bán ra bao nhiêu sẽ có con số cụ thể, và từ đó các doanh nghiệp có thể kiểm tra được số lượng đầu vào, đầu ra của các cây xăng, tránh trường hợp nhập lậu, bán xăng chất lượng kém ra thị trường”, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết.

Cũng theo Thứ trưởng Tạc, quy định này gặp sự phản ứng của giới kinh doanh xăng dầu, từ người bán sỉ, bán lẻ nhưng không thể không thực hiện. Vì muốn có quá trình chuẩn bị nên Thông tư đã quy định nới đến tận năm 2018 mới thực hiện.

Thông tư 15 cũng cho biết, thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định chặt chẽ về đo lường. Cụ thể, cột đo xăng dầu được sử dụng để xác định lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các bộ phận, chi tiết, chức năng của cột đo xăng dầu phải phù hợp với mẫu đã được phê duyệt; trường hợp kiểm định lần đầu tiên trước khi đưa vào sử dụng, các bộ phận, chi tiết của cột đo xăng dầu phải bảo đảm mới 100 %; Các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của cột đo xăng dầu phải được niêm phong hoặc kẹp chì của tổ chức kiểm định;

Các cầu dao, thiết bị đóng ngắt nguồn điện của các cột đo xăng dầu trong cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải bảo đảm các quy định về an toàn, phòng chống cháy nổ và chỉ được lắp đặt tại một vị trí. Vị trí lắp đặt này phải thuận tiện cho việc ra vào thực hiện việc đóng ngắt nguồn điện khi cần thiết; không được lắp đặt tại các vị trí kín đáo, khó tiếp cận. Nguồn cung cấp điện cho cột đo xăng dầu không được đóng ngắt bằng các phương tiện, thiết bị điều khiển từ xa; Các công tắc điều khiển liên quan tới mạch điều khiển của cột đo xăng dầu không được lắp đặt ra bên ngoài cột đo (trừ công tắc kết thúc quá trình cấp phát xăng dầu theo thiết kế của nhà sản xuất).

Ngoài ra, không được phép sử dụng các phương tiện, thiết bị (ví dụ như bộ điều khiển từ xa, điện thoại di động, máy tính...) có thể tác động làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của cột đo xăng dầu; Đã được kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) phải còn thời hạn giá trị.

Tuân thủ yêu cầu sử dụng cột đo xăng dầu theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu; Sai số kết quả đo lượng xăng dầu không được vượt quá 1,5 lần giới hạn dương của sai số cho phép của phương tiện đo được sử dụng để bán xăng dầu. Kết quả đo lượng xăng dầu được xác định tại điều kiện đo thực tế.

Xây dựng kế hoạch và định kỳ theo tháng thực hiện tự kiểm tra ít nhất một (01) lần đối với phương tiện đo, điều kiện thực hiện phép đo để bảo đảm lượng xăng dầu trong bán lẻ cho khách hàng phù hợp với quy định. Hồ sơ thực hiện việc định kỳ tự kiểm tra phải được lưu giữ tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho tới khi hoàn thành lần kiểm định tiếp theo của phương tiện đo...

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.