Cứu BĐS: Tiêu tiền không dễ

Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng nhiều ý kiến cho rằng là quá nhỏ nhưng để hấp thụ được cũng không phải là điều dễ dàng.

Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng nhiều ý kiến cho rằng là quá nhỏ nhưng để hấp thụ được cũng không phải là điều dễ dàng.

Mang tính kích thích

Theo TS Phạm Sỹ Liêm, thực chất thị trường BĐS đang tồn đọng bao nhiêu thì chưa có con số cụ thể, riêng TP.HCM thị trường BĐS tồn đọng đã lên đến 30.000 tỷ đồng, ở Hà Nội con số này còn lớn hơn. Thậm chí có thông tin cho rằng thị trường BĐS trong nước còn tồn đọng đến 112.000 tỷ đồng.

Ông Liêm đánh giá, 30.000 tỷ đồng tuy lớn nhưng nếu nói từ đó để “giải cứu” BĐS là không thể thậm chí nếu ta làm và quản lý việc vay không tốt để xảy ra hiện tượng lợi dụng chính sách, cơ chế “xin…cho” thì 30.000 tỷ chỉ như “muối bỏ bể”.

“Theo kế hoạch đến năm 2023 các ngân hàng thương mại sẽ hoàn thành thu lại tiền để trả lại cho Ngân hàng Nhà nước, như vậy có nghĩa là số tiền 30.000 tỉ đồng sẽ được giải ngân hết trong năm 2013. Tôi cho rằng kế hoạch cho vay 30.000 tỉ trong năm nay và tính toán thu hoàn tiền vào 2023 là không thể thực hiện được” ông Liêm nhận định.

gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, ngân hàng nhà nước, giải cứu bất động sản, nợ xấu, kinh doanh, bất động sản
 
Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Công ty tư vấn Bất động sản Navigat cho rằng, lãi suất 6% chỉ được cố định trong vòng 3 năm, 7 năm còn lại sẽ tùy vào biến động thị trường sẽ khiến người mua chịu nhiều rủi ro. Theo ông Quang, 6% là một sự nỗ lực lớn của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhưng sau 3 năm, mức lãi suất lên thì chẳng khác nào hình thức mang con bỏ chợ.

Trước ý kiến cho rằng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng là quá nhỏ, chưa đủ sức vực thị trường đi lên, Ngân hàng nhà nước cho rằng số tiền đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tính toán rất kỹ. “Gói hỗ trợ có tính toán tới ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát trong ngắn và trung dài hạn và sẽ tạo ra niềm tin cho thị trường và cùng với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế khác, thị trường bất động sản sẽ sớm hồi phục”, Ngân hàng Nhà nước khẳng định.

Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước cho biết, nếu giải ngân hết 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ các ngân hàng thực hiện cho vay hỗ trợ nhà trước thời hạn, chương trình cũng sẽ dừng lại để chuyển sang giai đoạn khác.

Giải ngân không dễ

Một trong những vấn đề mà doanh nghiệp cũng như người dân rất quan tâm là vấn đề giải ngân và những đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi này.  Về mặt chủ chương, hai đối tượng trực tiếp hưởng lợi từ chính sách là những người có nhu cầu mua, thuê hay thuê mua và chủ đầu tư dự án.

Dự thảo thông tư chỉ ra đối tượng vay rất hạn chế trong đó chủ yếu là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đối tượng “thu nhập thấp” được đề cập một cách rất mờ nhạt, còn đối tượng mua nhà ở xã hội không được đề cập. Doanh nghiệp xây nhà xã hội hoặc từ nhà thương mại chuyển sang nhà xã hội cũng thuộc đối tượng thụ hưởng. Không những vậy việc cho vay chắc chắn sẽ được xét duyệt một cách kỹ lưỡng và có thể kéo dài trong vài năm.

Ông Phạm Đức Toàn, Giám đốc công ty Bất động sản EZ Property VN cho rằng, việc áp lãi suất 6% sẽ tác động đến tâm lý thị trường. Nhưng khó khăn nhất vẫn là thủ tục pháp lý cho vay. Ngoài ra, dự án ở khu vực nội đô có giá dưới 15 triệu đồng mỗi m2 không nhiều, hầu hết ở vị trí xa trung tâm quanh các đường vành đai. Bởi vậy, dự thảo Thông tư của Ngân hàng Nhà nước mới chỉ tác động đến một phân khúc nhà thương mại rất ít trên thị trường.

gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, ngân hàng nhà nước, giải cứu bất động sản, nợ xấu, kinh doanh, bất động sản
 
Ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng, trong việc hỗ trợ tiền cho vay cũng cần có những quy định về việc ưu tiên. Theo dự thảo, người vay tiền mua nhà sẽ được vay tối đa là 85% tổng giá trị căn hộ, ngân hàng nên xem xét ưu tiên cho những đối tượng vay ít được vay trước, ví dụ như 20%, 30% giá trị căn hộ chẳng hạn. Như vậy sẽ hiệu quả hơn, tính thanh khoản của thị trường cũng sẽ cao hơn.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành chia sẻ, nhà ở XH đang là loạt hình nhà ở được chú ý nhất hiện nay và được nhà nước tập trung hỗ trợ bằng nhiều chính sách như miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế, hỗ trợ lãi suất cho người mua và cả doanh nghiệp… Tuy nhiên, chỉ dành cho một số đối tượng trong xã hội, không phải ai cũng mua được, nhà nước cần mở cửa cho cả những người không ăn lương nhà nước.

Ông Đực kiến nghị, Nhà nước cần có những chính sách công bằng hơn để đảm bảo sự cạnh tranh sòng phẳng và lành mạnh trên thị trường. Ví dụ như cho DN được xây nhà diện tích nhỏ như nhà ở xã hội, hỗ trợ và khuyến khích họ, vì thực tế để đưa giá nhà xuống thấp, không chỉ bản thân Đất Lành mà nhiều DN khác cũng phải nỗ lực rất nhiều, tìm tòi vật liệu mới, áp dụng công nghệ mới. Như thế sẽ tạo ra gần như là 2 khối nhà ở xã hội, tạo ra sự cạnh tranh đồng thời người dân nghèo đô thị sẽ có cơ hội mua nhà ngang nhau.

Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nướckhẳng định, rất khó để tiên lượng về xu hướng thị trường sau chính sách này, nhưng điều quan trọng là sẽ tác động tới tâm lý người dân, xây dựng niềm tin vào thị trường, nghĩa là có giao dịch mua, bán để thị trường khởi sắc hơn…
Theo VEF


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.