Dân e dè, bún ế ẩm, người bán lao đao

Dù mùa hè thường là thời gian người TPHCM dùng bún nhiều nhất. Thế nhưng, sau thông tin hầu hết các mẫu bún, bánh canh… đều có chất huỳnh quanh tẩy trắng thì nhiều người tiêu dùng đã bắt đầu e dè với loại thực phẩm này, lượng tiêu thụ tại các chợ giảm hẳn.

Dù mùa hè thường là thời gian người TPHCM dùng bún nhiều nhất. Thế nhưng, sau thông tin hầu hết các mẫu bún, bánh canh… đều có chất huỳnh quanh tẩy trắng thì nhiều người tiêu dùng đã bắt đầu e dè với loại thực phẩm này, lượng tiêu thụ tại các chợ giảm hẳn.

Theo ghi nhận của PV vào sáng 26/7 tại một số chợ lớn ở các quận trung tâm và siêu thị của TPHCM thì nhìn chung sức tiêu thụ bún, phở, bánh canh… giảm đáng kể.

Hàng bún vắng vẻ
Hàng bún vắng vẻ

Bún ế chỏng chơ
Bún ế chỏng chơ

Tại chợ Tân Định (quận 1), tất cả các sạp doanh bún đều vắng vẻ, lượng người mua chỉ lác đác. Chị Nguyễn Phan Thị Lợi, tiểu thương chợ Tân Định cho biết: “Khoảng 3 ngày nay lượng bún bán ra giảm khoảng hơn 50%, một số mối quen bán bún, bánh ướt nay đã nghỉ bán vì ế ẩm”.

Cô Hoàng Thị Cẩm Loan, tiểu thương chợ Tân Định cũng bức xúc: “Không biết cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm tra như thế nào khiến các sản phẩm bún cửa của chúng tôi có thương hiệu, địa chỉ rõ ràng cũng không bán được. Tôi chỉ mong cơ quan chức năng làm thế nào đó, mẫu bún nào có hóa chất thì công bố, còn các sản phẩm nào không sử dụng hóa chất thì công bố để người tiêu dùng được biết chứ nói chung chung vậy những người bán như chúng tôi ảnh hưởng rất lớn”.

Tương tự, tình trạng buôn bán ế ẩm cũng diễn ra tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), nhiều sạp bán bún cùng chung cảnh vắng khách. Cô Bùi Thanh Huệ, chủ một sạp bún tại đây cho biết: “Gần 1 tuần nay, lượng bún, bánh canh, bánh ướt tại chợ bán ra giảm đáng kể. Trước đây, buổi sáng tôi bán lẻ hơn 10kg, giờ thì 5kg mà bán vẫn không hết”.

“Bây giờ khách hàng khắc khe lắm, họ mua bún đòi hỏi phải có thương hiệu và địa chỉ rõ ràng." - cô Huệ cho biết thêm.

Các tiểu thương phải tìm nguồn hàng có thương hiệu, địa chỉ sản xuất rõ ràng nhưng vẫn ế
Các tiểu thương phải tìm nguồn hàng có thương hiệu, địa chỉ sản xuất rõ ràng nhưng vẫn ế

Ông Đào Sĩ Long, Phó Ban quản lý chợ Tân Định cho biết sau khi có thông tin bún, bánh ướt… sử dụng hóa chất làm trắng, Ban quản lý chợ đã phối hợp với Phòng kinh tế quận kiểm tra tất cả 14 sạp kinh doanh bún, bánh ướt, bánh canh… ở chợ nhưng tất cả đều có xuất xứ, địa chỉ rõ ràng. Dù vậy, sức mua thực tế tại đây trong 3 ngày qua cũng giảm sút, một số sạp giảm đến 50%.  

Tình trạng ếm ẩm cũng diễn ra tại một số siêu thị, cửa hàng lớn ở TPHCM. Ghi nhận tại Co.omart Phú Lâm (quận 6) trong khoảng 30 phút gian hàng bún, bánh canh không có người mua. Tại đây thỉnh thoáng mới có một vài người ghé lại xem song tất cả đều tỏ ra dè chừng rồi bỏ đi.

Chợ ế khách, lò bún cũng bớt nhộn nhịp. Tại xóm Lò Bún ở khu phố 2 phường Đông Hưng Thuận (quận 12) trước đây luôn có nhiều xe máy, xe ba gác chở bún đi về khá tấp nập để cung cấp cho khu vực chợ Cầu, thế nhưng trong sáng 26/7 thì vắng hẳn.

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.