Điện, gas, sữa giúp mọi người Việt thành Running Man

Trong lúc tin giá điện sẽ tăng 5% từ ngày 1/8, các hãng gas, sữa và thực phẩm cũng đồng loạt tuyên bố tăng mạnh. Chắc hẳn CPI tháng 8/2013 vẫn không đáng lo ngại và tăng trưởng yếu là do sức mua của dân yếu dù giá cứ đồng loạt tăng.

Trong lúc tin giá điện sẽ tăng 5% từ ngày 1/8, các hãng gas, sữa và thực phẩm cũng đồng loạt tuyên bố tăng mạnh. Chắc hẳn CPI tháng 8/2013 vẫn không đáng lo ngại và tăng trưởng yếu là do sức mua của dân yếu dù giá cứ đồng loạt tăng.

Ngày 31/7, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 19 quy định về giá bán điện. Theo đó, kể từ ngày 1/8, giá bán điện bình quân là 1.508,85 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 71,85 đ/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.437 đ/kWh).

Điện, gas, sữa, thực phẩm đồng loạt tăng giá từ 1/8. CPI vẫn không đáng lo?
Điện, gas, sữa, thực phẩm đồng loạt tăng giá từ 1/8. CPI vẫn không đáng lo?


Trong một diễn biến khác, một số đơn vị kinh doanh tại TP. HCM đã bắt đầu rục rịch tăng giá một số mặt hàng thiết yếu như gas, sữa và thực phẩm với lập luận rằng giá thế giới và chi phí sản xuất tăng.

Theo một số đơn vị kinh doanh mặt hàng gas, kể từ ngày 1/8, giá bán gas sẽ tăng 667 đồng/kg (tương đương 8.000 đồng/bình 12kg) so với đầu tháng 7. Như vậy, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng sẽ vào khoảng 386.000 đồng/bình 12kg.
 
Đây là lần thứ 3 liên tiếp kể từ đầu tháng 6/2013, giá gas bán lẻ được điều chỉnh tăng.
 
Cùng với các công ty kinh doanh gas, các hãng sữa đã thông báo đến đại lý và cửa hàng về việc điều chỉnh tăng giá từ 5 đến 20% tùy theo từng loại sữa kể từ đầu tháng 8.
 
Trước đó, từ giữa tháng 7/2013, nhiều siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã nhận được thông báo đề nghị tăng giá của một số nhà cung cấp đối với các nhóm ngành tiêu dùng, thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến.
 
Khi người dân Việt Nam đối mặt với chuyện trở thành Running man chạy đua với giá cả cuối năm, thì tuyên bố của nhiều chuyên gia, lãnh đạo cho rằng khó khăn cho tăng trưởng do sức mua của dân yếu.
 
Sức mua của dân vẫn kém trong khi giá cứ tăng?
 
“Tạm gác lại nỗi lo lạm phát để ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn phải rất chú trọng để xử lý hài hòa và đảm bảo thực hiện cả hai mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát trong điều kiện nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn” - ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết.
 
Cũng theo ông Ngoạn, lạm phát sẽ tăng thấp trong 6 tháng cuối năm và lạm phát cả năm 2013 sẽ khoảng 5% nếu không có những thay đổi về chính sách vĩ mô cũng như giá các mặt hàng cơ bản.
 
CPI tăng thấp không nằm ngoài dự kiến của nhiều chuyên gia bởi tổng cầu của nền kinh tế thấp, cầu đầu tư thấp, cầu tiêu dùng thấp. Chỉ số bán lẻ từ đầu năm đến nay cũng cho thấy tín dụng tăng rất thấp và giải ngân vốn ngân sách cũng trong tình trạng tương tự.
 
Thêm vào đó, một số dự báo cho biết, giá hàng hóa trên thế giới năm nay sẽ duy trì ở mặt bằng thấp nên không có tác động của giá thế giới vào Việt Nam. 
 
"Với vấn đề kiềm chế lạm phát, tôi nghĩ không khó để đạt được như mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra" - ông Ngoạn khẳng định.
 
Bên cạnh đó, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 30/7, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, mặc dù kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2013 chỉ tăng 0,27% nhưng cái khó bao trùm hiện nay chính là sức mua của dân vẫn kém.
 
"Thông thường, sức mua hay nhu cầu thấp thì phải tăng cầu nhưng việc tăng cầu nếu không cẩn thận, có thể gây lạm phát. Mặc dù có nhiều ý kiến nhưng tựu chung lại là trong thời gian tới, chúng ta phải đặt mục tiêu, điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ bám vào mục tiêu dài hạn hơn, cố gắng kiềm chế lạm phát ở mức 7%, đưa tốc độ tăng trưởng nhích dần lên" - Bộ trưởng Đam nhận xét.

Theo Đất Việt

Bình luận