Doanh nghiệp vẫn ùn ùn nhập thịt gà Mỹ

Một số doanh nghiệp (DN) nhập khẩu cho biết đang hạn chế nhập khẩu thịt gà, nhưng thực tế con số thống kê của Tổng cục Hải quan lại cho thấy điều ngược lại.

Một số doanh nghiệp (DN) nhập khẩu cho biết đang hạn chế nhập khẩu thịt gà, nhưng thực tế con số thống kê của Tổng cục Hải quan lại cho thấy điều ngược lại.

Chiều 6/8, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, số liệu thống kê nửa đầu năm 2015 cho thấy, các DN tiếp tục nhập thịt gà với số lượng tăng đột biến.

Cụ thể, các DN đã nhập gần 70 nghìn tấn thịt gà các loại (gà nguyên con, đùi gà, cánh gà, thịt gà khác) với trị giá 63,7 triệu USD. Đơn giá bình quân nhập khẩu trước thuế theo kê khai là 0,91 USD/kg (khoảng 19.600 đồng/kg). Trước đó, một số DN nhập khẩu nói rằng, họ không thể nhập khẩu với giá gốc dưới 20.000 đồng/kg.

gà Mỹ, gà nhập khẩu, chống bán phá giá, chăn nuôi, gà-Mỹ, gà-nhập-khẩu, chống-bán-phá-giá 

Ngoài ra, số lượng DN tham gia nhập khẩu thịt gà cũng tăng thêm 2 đơn vị so với 80 DN trong cả năm 2014. Tương tự như năm 2014, trong nửa đầu năm 2015, thịt gà các loại nhập về nước chủ yếu từ Mỹ, Brazil và Hàn Quốc.

Cụ thể, gà xuất xứ Mỹ chiếm tới hơn 60% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này, tiếp đến là Brazil 16% và Hàn Quốc hơn 10%... Tính ra, gà nhập từ Mỹ tăng so với năm 2014 (chưa đến 58% tổng trị giá nhập khẩu), trong khi đó, thịt gà xuất xứ từ Brazil và Hàn Quốc năm trước đều giảm nhẹ, lần lượt là 23% và 11%. Điều đáng chú ý là thịt gà xuất xứ Trung Quốc chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Liên quan đến câu chuyện thuế của mặt hàng này, theo tìm hiểu thịt gà thuộc nhóm thuế nhập khẩu ưu đãi, như cánh gà và đùi gà chỉ 20%, gà nguyên con 40%, thịt gà khác từ 20-40%. Ngoài ra, các loại thịt gà này không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng có thể là động lực kích thích DN tăng cường nhập khẩu.

Theo Tiền phong


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.