- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đổi tiền lẻ, chưa bao giờ khổ như năm nay
Chưa bao giờ nhân viên ngân hàng khổ vì đổi tiền như năm nay. Không chỉ tiền lẻ mà tiền mới mệnh giá lớn cũng khó đổi dù kho quỹ còn đầy.
Chưa bao giờ nhân viên ngân hàng khổ vì đổi tiền như năm nay. Không chỉ tiền lẻ mà tiền mới mệnh giá lớn cũng khó đổi dù kho quỹ còn đầy.
Cửa nào cũng tắcCận Tết, nhu cầu đổi các loại tiền mới càng lớn. Chị Mai (Ba Đình - Hà Nội), cho biết: “Mỗi năm tôi đều cố gắng đổi vài triệu tiền mới để đi chùa và mừng tuổi các cháu lấy may”. Cũng theo chị, thường thì việc đổi chác hàng năm không quá khó. Chị có vài người bạn làm ở ngân hàng, thường nhờ đổi được một ít không mất chênh lệch. Tuy nhiên, năm nay tình hình rất khác.
“Hàng năm, ngân hàng tôi làm đều có thông báo đổi tiền lẻ, tiền mới cho nhân viên, rồi chia chỉ tiêu cho từng phòng ban. Tuy nhiên, năm nay có thông báo sẽ không được đổi tiền lẻ, tiền mới theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Tôi có hỏi bạn bè ở các ngân hàng khác thì họ cũng nói tương tự”, chị Mai Dung, nhân viên một ngân hàng, chia sẻ.
Vì thế, mấy ngày nay, “thị trường liên ngân hàng” tiền lẻ rất sôi động. Nhân viên các ngân hàng tới tấp gọi hỏi nhau về chuyện đổi tiền mới, tuy nhiên hầu hết các “giao dịch” đều không thành vì bộ phận kho quỹ không thể đáp ứng được.
Tiền lẻ mới được đổi chủ yếu đi lễ chùa nên lãng phí rất lớn |
Thực tế cho thấy, nhu cầu ở từng loại tiền là khác nhau, trong đó, loại tiền mệnh giá 1.000, 10.000, 20.000, 50.000 đồng là nhiều nhất.
Chị Thu Nga, Kiểm soát viên tại một Phòng giao dịch ngân hàng, nói rằng: “Đi lễ, mọi người thường chọn chỉ 1.000 đồng để rải các ban; còn mừng tuổi thường cũng chỉ 10.000 hoặc 20.000 đồng; thân thiết, các cụ cao tuổi thì mới dùng đến 50.000 đồng”.
Theo anh Sơn, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Kho quỹ của Sở Giao dịch một Ngân hàng TMCP, “hàng năm, khi cận Tết âm lịch, Ngân hàng Nhà nước thường phát hành ra một lượng tiền mới nhất định và chúng tôi sẽ đổi cho khách hàng, nhân viên. Tuy nhiên, năm nay, việc này gần như không có. Bản thân nhân viên ngân hàng chúng tôi cũng có nhu cầu rất cao, nhưng bộ phận kho quỹ buộc phải từ chối các nhu cầu đổi mới. Tiền mới chúng tôi chỉ dành ưu tiên để đổi cho các khách hàng VIP, khách hàng thân thiết đã được các bộ phận quan hệ khách hàng tập hợp danh sách và lên kế hoạch”.
Tiền lẻ, tiền to đều khó
Tưởng là chỉ khó khăn với chuyện đổi tiền lẻ, song, nhiều người bất ngờ khi đổi tiền mới mệnh giá lớn cũng không hề dễ dàng. “Mình biết là đổi tiền lẻ năm nay khó, nhưng chỉ nghĩ với loại 1.000, 2.000 đồng. Bất ngờ là đổi các loại mệnh giá lớn như 50.000, 100.000 đồng cũng thế, nhất là loại 50.000. Mình nhờ mấy chỗ nhưng đều không thể đổi được dù chỉ một thếp” - chị Mai Hoa than vãn.
Bản thân nhân viên các ngân hàng cũng “kêu” về việc quá khó khăn trong đổi tiền. “Thường thì cuối tháng 12 dương dịch tôi đã tính đến chuyện đổi tiền, nhưng tôi chỉ chú ý đến các loại mệnh giá nhỏ, còn loại như 50.000, 100.000 đồng khá thoải mái nên không mấy khi chú ý. Nhưng năm nay, không chỉ mệnh giá 50.000 mà 100.000 bộ phận kho quỹ cũng báo đang hết dần trong kho”.
Theo lệnh của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng không
xuất kho các loại tiền mới 1.000, 2.000 đồng dù trong kho tồn khá nhiều. |
Lợi thế của việc đổi tiền mới qua ngân hàng thường là miễn phí, còn đổi với các loại dịch vụ thường bị “chém” các loại phí khá “chát” như “10 ăn 8, 10 ăn 9”, tức là đổi 10.000 đồng tiền cũ để lấy 8.000 đồng tiền mới. Tuy nhiên, năm nay, khan hiếm tiền mới còn khiến thị trường bị đẩy lên đến mức cao khủng khiếp, nhất là các loại tiền lẻ.
Theo quan sát của chúng tôi, các quầy đổi tiền mới vẫn mọc lên nhan nhản, nhất là các đoạn gần các đình chùa, nơi thờ tự. Mệnh giá ở các quầy này thường là loại tiền mới 1.000 đến 20.000 đồng. Hỏi giá tại các nơi này vẫn, tỷ giá có thể lên tới 10 ăn 7, 10 ăn 6. Các hành vi này bị Ngân hàng Nhà nước - cơ quan có chức năng quản lý tiền tệ - cấm, nhưng có vẻ như chưa phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
Lãng phí cần phải bỏ dần
Lâu nay, chúng ta thường thấy cảnh tượng “rải tiền” tại các nơi thờ tự, đền chùa. Lượng tiền đi lễ này thường là loại tiền mới cứng mà cuối năm trước đó mọi người cật lực đi đổi.
Theo chị Ngọc Kiều, một cán bộ ngân hàng: “Tết năm nào chúng tôi cũng bị áp lực đổi tiền mới. Hết gia đình, họ hàng, bạn bè đến đối tác có nhu cầu gọi điện suốt. Cuối năm thì cật lực đi đổi, nhưng năm sau, ngay đầu năm thôi đã phải lôi các loại tiền đó ra tiêu chứ, có phải làm cảnh được đâu nên nhiều khi cũng thấy lãng phí công sức”.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, 300 tỷ đồng được chi ra để phục vụ việc in ấn các loại tiền mệnh giá nhỏ dưới 2.000 đồng, chưa kể các chi phí vận chuyển bảo vệ, lưu kho khác. Đây là con số lãng phí lớn cần phải điều chỉnh dần dần. Chính vì vậy, cơ quan này mới đây yêu cầu không đưa các loại tiền dưới 2.000 đồng trong kho ra lưu thông.
“Chấp hành chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, chúng
tôi cũng đã không xuất kho các loại tiền mới 1.000, 2.000 đồng dù trong
kho tồn khá nhiều” - anh Sơn, Trưởng phòng Nghiệp vụ kho quỹ Sở Giao
dịch một ngân hàng TMCP, cương quyết.
Theo VEF
-
Thị trường03/12/2023Giá vàng nhẫn trong nước tuần qua biến động mạnh, có một số phiên tăng cao nhưng cũng có hai phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, có thương hiệu tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Thị trường15/07/2023Với túi tiền dưới 2 tỷ đồng, khách muốn mua nhà đất tại Hà Nội có thể tham khảo ở những khu vực không trung tâm, trong ngõ nhỏ như Yên Nghĩa, Lĩnh Nam, Đại La ...
-
Thị trường03/05/2023Giá vàng ngày 3/5 lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Vì thông tin việc làm từ Mỹ đã khiến giá vàng tăng vọt chỉ sau một đêm.
-
Thị trường25/04/2023Câu chuyện giá vé máy bay tăng cao - giảm sốc vẫn tiếp tục "nóng" trên nhiều diễn đàn. Nhu cầu đi lại tăng cao dịp nghỉ lễ dài đến gần, giá vé ra sao được quan tâm.
-
Thị trường25/04/2023Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 hạ nhiệt, song không giảm quá nhiều. Các đại lý ôm vé bán xả dịp này, nhưng do giá cao nên mức bán ra cũng chỉ giảm 100.000-200.000 đồng/vé.
-
Thị trường06/02/2023“Hết hàng rồi em ơi, khách đợt này mua nhiều quá hàng về không kịp để bán, chị cũng không dám nhận đơn đặt trước đâu em”.
-
Thị trường07/12/2022Giá lợn hơi hôm nay (7/12) tiếp tục giảm đồng loạt trên cả nước khiến người chăn nuôi thấp thỏm dù đang trong cao điểm tiêu thụ Tết. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, siêu thị, theo các tiểu thương, sức mua cũng èo uột chỉ bằng 60-70% so với giữa năm.
-
Thị trường14/11/2022VietinBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất nhóm “Big 4” với mức 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
-
Thị trường09/11/2022"Nhỏ nhưng có võ", hạt dẻ tí hon mang hương vị núi rừng thơm ngon hấp dẫn, mới vào mùa đã được chị em tranh nhau đặt mua. Đến tháng 12 là sẽ hết mùa hạt dẻ, muốn ăn sẽ phải chờ đến sang năm.
-
Thị trường09/11/2022Mặc dù Sở Công Thương Hà Nội đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn cung xăng dầu, bơm thêm 1.000m3 xăng, dầu và đảm bảo các cây xăng hoạt động bình thường thế nhưng tình trạng đóng cửa, bán xăng cầm chừng vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tại các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
-
Thị trường09/11/2022Chuông cảnh báo suy thoái đang vang lên. Điều đó có nghĩa đã đến lúc cần phải có một cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính, đồng thời giữ một cái đầu lạnh trước thời cuộc.
-
Thị trường09/11/2022Giá vàng hôm nay 9/11 trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tuần giữa bối cảnh đồng USD có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn sau khi Mỹ công bố thông tin về thị trường lao động.
-
Thị trường02/09/2022Giá vàng hôm nay 2/9 trên thị trường quốc tế giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce (48,7 triệu đồng/lượng) trong bối cảnh đồng USD lại tăng vọt lên đỉnh cao 20 năm.