Gangnam style “phủ sóng” đồ chơi trung thu Việt

Hình ảnh chàng ca sĩ Psy béo, đeo kính đen ngộ nghĩnh “phủ sóng” đủ các mặt hàng đồ chơi trung thu. Từ mặt nạ, súng nhựa, súng phun xà phòng đến búp bê, bộ đồ hàng… đều in bóng nhân vật đình đám này. Trong đó, đa phần các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Hình ảnh chàng ca sĩ Psy béo, đeo kính đen ngộ nghĩnh “phủ sóng” đủ các mặt hàng đồ chơi trung thu. Từ mặt nạ, súng nhựa, súng phun xà phòng đến búp bê, bộ đồ hàng… đều in bóng nhân vật đình đám này. Trong đó, đa phần các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Hàng tàu “lấn lướt” hàng Việt, đồ ngoại lấn lướt đồ nội, bà nội trợ đau đầu nghĩ cách tiết kiệm và mua sắm trung thu an toàn... là những gì PV VietNamNet ghi nhận trên thị trường mùa Trung thu năm nay.

Một cậu bé mê tít món đồ chơi sặc sỡ “made in China”.

Một cậu bé mê tít món đồ chơi sặc sỡ “made in China”.

Chị Linh, một người bán hàng trên phố Hàng Mã cho biết, các mặt hàng đồ chơi được ưa chuộng năm nay vẫn là mặt nạ hóa trang, tóc giả, chủ yếu bán cho thanh niên đi chơi Trung thu sớm. Còn với trẻ con, hàng bán “chạy” là súng phun xà phòng kiểu dáng ngộ nghĩnh, rẻ tiền, dễ sử dụng hay các loại búp bê, mặt nạ “chế” hình ca sĩ, nhân vật hoạt hình nổi tiếng.

“Đèn ông sao, đèn con thỏ, đầu lân, mặt nạ chú Tễu truyền thống cũng được khách hàng mua nhiều vì tâm lý “hoài cổ”, tuy nhiên mẫu mã và chất lượng, giá cả vẫn không thể so với hàng xuất xứ Trung Quốc” – chị nói.

Một trong những hình ảnh được “chế” nhiều nhất lên các món đồ chơi năm nay là chàng ca sỹ Psy nổi tiếng với vũ điệu Gangnam Style. Hình Psy béo đeo kính ngồ ngộ xuất hiện tràn lan, gần như “phủ sóng” mọi mặt hàng đồ chơi năm nay.

Những món đồ chơi in hình chàng ca sỹ Psy nổi tiếng với điệu Gangnam Style đình đám.

 

Những món đồ chơi in hình chàng ca sỹ Psy nổi tiếng với điệu Gangnam Style đình đám.

Những món đồ chơi in hình chàng ca sỹ Psy nổi tiếng với điệu Gangnam Style đình đám.

Dị ứng với hàng Trung Quốc, nhất là đồ chơi cho con trẻ, nhưng dẫn hai con nhỏ đi chơi Trung thu sớm, anh Kiên (Kim Mã, HN) vẫn không thể không mua thêm cho các cháu những món đồ bắt mắt “made in China”.

Anh giải thích: “Mình muốn mua hàng Việt nhưng quanh đi quanh lại cũng chỉ có đèn ông sao, đèn con thỏ, trống, mặt nạ bằng giấy bồi cổ truyền, đơn điệu về kiểu dáng, mẫu mã.. Đồ chơi hàng Tàu ngược lại, vừa đa dạng lại có nhiều phá cách, rất hấp dẫn người dùng, nhất là trẻ nhỏ cộng với giá thành vừa phải”.

Cuối cùng, anh Kiên chiều lòng con, mua hai chiếc súng phun xà phòng, mặt nạ công chúa và hai chiếc đèn ông sao nhỏ xinh. Không nhiều trẻ em và phụ huynh cưỡng lại được sức hấp dẫn của những món đồ chơi sặc sỡ, ngộ nghĩnh này, nhất là khi giá thành của chúng cũng vừa túi tiền.

“Cương quyết” vui Trung thu truyền thống

Trong khi đó, vẫn có những phụ huynh cương quyết đưa gia đình mình tìm về những giá trị Trung thu truyền thống, đậm chất Việt. Về quê ăn trung thu với họ hàng, kì công học làm bánh trung thu, học làm đồ chơi “phục vụ” con em là lựa chọn của những bậc phụ huynh này.

Chị Minh Huyền (Tây Hồ, Hà Nội) cho hay, Rằm Trung thu năm nay vợ chồng chị đã hứa cho con về nhà ông bà nội ở một huyện ngoại thành Hà Nội vui Trung thu cùng anh em họ hàng. Lý do đơn giản là vì nơi làng quê ấy vẫn còn giữ được những nét Trung thu xưa như: Phá cỗ đúng kiểu làng quê Bắc Bộ, với đèn sao, đèn lồng cổ truyền, ông Tiến sỹ giấy, múa lân, làng xóm tụ họp đầm ấm…

Trung Thu vui vầy quan trọng là thời gian, tình cảm thương yêu mà cha mẹ dành cho con cái.

T

rung Thu vui vầy quan trọng là thời gian, tình cảm thương yêu mà cha mẹ dành cho con cái.

“Ở Hà Nội người ta vẫn có thể dễ dàng tìm đến các hoạt động này ở các khu vui chơi, phố cổ, nhưng cái hồn, cốt cổ kính, dân gian thực sự thì không còn. Trái lại còn có phần ồn ào, xô bồ. Năm ngoái mình có đưa con đi chơi nhưng phải chen lấn rất vất vả. Được về quê cháu rất thích, vui vẻ, nao nức mà thanh thản, yên bình. Với mình, đó còn là cách giáo dục con tốt nhất về những cái hay, cái đẹp của ngày Trung thu” – chị Huyền phân tích.

Không có điều kiện về quê như chị Huyền, gia đình chị Vân Anh – một phụ huynh có con đang học lớp 3 cũng lên kế hoạch đưa con đi chơi Bảo tàng Dân tộc học, để cho bé tự học làm đèn ông sao, làm tò he, tham gia các chơi các trò chơi dân gian tại đây. Ngoài ra, việc mua sắm, chuẩn bị đồ chơi, bánh trái dịp Trung thu chị Vân Anh chủ động “giản tiện” và tự mình làm. Chị chia sẻ: “Đồ chơi các con cũng có nhiều, mình chỉ mua thêm đèn ông sao, thêm bộ đồ thiên thần cho con vui thích. Bánh trung thu thì học làm và thu xếp để hai vợ chồng và con cùng vào bếp dịp cuối tuần, vừa ấm áp, vừa ý nghĩa, tiết kiệm. Mình nghĩ Tết Trung thu cũng như nhiều ngày lễ Tết khác ở Việt Nam, quan trọng là không khí sum vầy, thương yêu, thời gian bố mẹ dành cho con cái chứ không nặng về bày vẽ, phô trương tốn kém”

Theo Minh Tâm
Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.