Giá đỗ, rau mầm, susu dài mượt nhờ chất 'kích phọt'

Từ rau mầm, giá đỗ đến ngọn su su, ngọn bí, rau ngót... bất chấp sự an toàn của người tiêu dùng, không ít người sản suất vẫn sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng rau nhằm thu lời nhanh và nhiều nhất.

Từ rau mầm, giá đỗ đến ngọn su su, ngọn bí, rau ngót... bất chấp sự an toàn của người tiêu dùng, không ít người sản suất vẫn sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng rau nhằm thu lời nhanh và nhiều nhất.

Kích rau mầm, giá đỗ bằng hóa chất nguy hại

Ngày 13/11, lực lượng chức năng TP. Hà Nội phát hiện 2 xe ô tô tải, trọng tải 15 tấn chở đầy hạt đỗ xanh chứa một lượng lớn hóa chất kích thích tăng trưởng. Đáng chú ý, trên xe tải 29C-215.28 do lái xe Trịnh Quang Doanh (SN 1981, Bắc Ninh) điều khiển chở 20 thùng hóa chất kích thích tăng trưởng, nhãn hiệu được in bằng chữ Trung Quốc. Theo thông tin hướng dẫn sử dụng trên bao bì, đây là loại thuốc có thể giúp một cây rau mầm lớn thêm 1-2cm chỉ trong vòng 4 - 5 giờ. Lái xe Doanh cũng thừa nhận, đây là thuốc kích thích tăng trưởng giá đỗ.

Trước đó, nhiều vụ sử dụng hóa chất ngâm giá đỗ đã được cơ quan chức năng phanh phui và xử lý.

Ngày 9/10, Sở NN-PTNT Quảng Bình cho biết đã kiểm tra và phát hiện hai cơ sở sản xuất giá đỗ ở huyện Lệ Thủy đã sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để kích thích giá đỗ lên mầm.

Ngày 7/5, đoàn kiểm tra liên ngành của TP.HCM cũng bắt quả tang 2 cơ sở sản xuất giá đỗ sử dụng các loại thuốc, hóa chất tăng trưởng không có nguồn gốc, xuất xứ.

hóa chất, nhiễm độc, rau muống, su su, hoa quả, chất kích thích, phun thuốc, giá đỗ
Giá ủ bằng hóa chất màu trắng, thân căng bóng, không có rễ, trông rất bắt mắt

Những vụ việc trên đã dấy lên mối lo ngại về chất lượng giá đỗ trên thị trường. Để giá đỗ lớn nhanh, thân mập và trắng, ít rễ, không ít người sản xuất đã sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng nhằm thu lời nhanh và nhiều nhất. Theo người có kinh nghiệm, trung bình phải 5 ngày mới sản xuất được một mẻ giá đỗ theo phương pháp truyền thống, nhưng nếu sử dụng thuốc “thúc” thì chỉ cần 2 ngày là đã có một mẻ giá trắng mập và không có rễ.

Công nghệ trồng rau muống 'siêu tốc'

Theo ghi nhận của PV Viet Q tại cánh đồng rau nằm ở phường Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội), cả một cánh đồng rộng xanh mơn mởn, có tìm mỏi mắt cũng không thấy nổi một chiếc lá úa vàng. Theo tiết lộ của một số người dân sống gần khu vực, rau ở đây thường xuyên được “uống” thuốc kích thích và một loại thuốc dùng để diệt lá vàng.

hóa chất, nhiễm độc, rau muống, su su, hoa quả, chất kích thích, phun thuốc, giá đỗ
 Rau muống được "tắm" trong các loại thuốc trừ sâu, kích thích,...

Một người trồng rau tiết lộ: Nếu không phun thuốc kích thích thì một vụ rau may ra thu hoạch được 3- 4 lần, lãi lời chẳng đáng là bao. Nhưng chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn đồng mua thuốc kích thích về phun thì chỉ 2 ngày lại được hái một lần. Mà rau nhìn lại ngon mắt, bán rất chạy.

Theo quy định, rau sau khi phun thuốc sâu từ 10-15 ngày mới thu hoạch, lúc đó dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau chỉ còn ít, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Nhưng theo tiết lộ của người trồng rau ở đây, chỉ 2- 3 ngày sau khi phun thuốc là mọi người đã có thể hái rau mang bán, miễn sao lợi nhuận càng nhiều càng tốt.

Phun thuốc trừ sâu, kích thích rau ngót

Xã Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) là một trong những vựa rau lớn của Hà Nội. Những cánh đồng trồng rau ngót ở đây thật mỡ màng. Cô Lan (một người trồng rau ở Vân Trì, Vân Nội) cho hay rau ngót hầu như được thu hoạch quanh năm. Ở đây người trồng rau này chỉ khoảng 10-13 ngày được cắt một lứa đem bán. Khi cắt bán xong đợi rau nảy mầm mới dài từ 5-10 phân thì phun các loại thuốc kích thích, trừ sâu vào.

hóa chất, nhiễm độc, rau muống, su su, hoa quả, chất kích thích, phun thuốc, giá đỗ
Rất khó phân biệt đâu là rau sạch, rau nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

Cô Lan khẳng định: “Không riêng gì rau ngót mà rau nào cũng vậy, muốn đẹp, nhanh được cắt bán thì phải phun thuốc".

Nhiều người trồng rau cho biết, chỉ cần bỏ ra vài nghìn mua một gói thuốc trừ sâu và thuốc “Tàu” (thuốc kích thích tăng vọt), rau ngót sẽ được rút ngắn thời gian thu hoạch. Thông thường, rau ngót thường trồng khoảng gần 1 tháng mới được cho cắt bán một lần, nếu trời nắng nóng thời gian được cắt bán còn lâu hơn, lá rau sẽ bị cong lại nhìn rất xấu. Nhưng nếu phun thuốc “Tàu”, sau một tuần là có thể cắt bán, mà rau lại đẹp, dễ bán.

Đặc sản su su “tắm” thuốc kích thích

Tam Đảo - Vĩnh Phúc được coi là vùng trồng su su lớn nhất cả nước. Rau su su nơi đây nổi tiếng ngon, giòn, xanh mướt.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, do lợi nhuận lớn trước mắt, không ít hộ trồng rau su su trên địa bàn đã chẳng ngần ngại gì khi phun, tưới chất kích thích hàng ngày mà theo họ có thể giúp đặc sản rau su su có ngọn non, mập, bóng đẹp với tốc độ phát triển chóng mặt, dài đến cả chục cm mỗi đêm.

hóa chất, nhiễm độc, rau muống, su su, hoa quả, chất kích thích, phun thuốc, giá đỗ
 Đặc sản su su “tắm” thuốc kích thích

Được biết, các loại thuốc kích thích có hoạt chất trong nhóm lân hữu cơ. Những hoạt chất này thường được khuyến cáo hạn chế sử dụng trên rau, bởi thời gian cách ly 10-15 ngày mới được thu hoạch. Tuy nhiên, một người bán thuốc ở địa phương cho hay, loại thuốc người trồng dùng phun là thuốc không độc hại, phun hôm trước, hôm sau có thể cắt rau bán bình thường.

Nhờ công nghệ “tắm” chất kích thích, người dân trồng su su ở đây ở đây thu được mức lợi nhuận gấp 3-4 lần bình thường.

Trả lời báo chí, TS. Nguyễn Thị Nhung, Trưởng Bộ môn thuốc, cỏ dại, môi trường Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện nay để kích thích sinh trưởng vươn ngọn, bật chồi nhanh giúp cho rau tăng năng suất, nhiều hộ dân thường mua các loại thuốc kích thích.

Tuy nhiên, nếu người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, gần ngày thu hoạch, không đảm bảo thời gian cách ly thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt quá mức cho phép, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, kể cả với các loại thuốc kích thích sinh học.

Theo bà Nhung, tuy mức độ tồn dư thuốc trong rau mà người dùng có thể bị ngộ độc cấp tính với các biểu hiện như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy... hoặc sẽ bị ngộ độc mãn tính, lâu dần tích tụ lại các cơ quan nội tạng gây ra những bệnh nguy hiểm cho cơ thể.

Theo Hạnh Nguyên (tổng hợp)/VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.