Các loại gia súc, gia cầm như trâu bò, cá sấu, lợn rừng, đà điểu…được xẻ thịt ngay trên vỉa hè Hà Nội để thu hút khách mua hàng.
Tại đường
Trung Văn (Nam Từ Liêm – Hà Nội) thời gian gần đây, một tiểu thương đã
nghĩ ra cách kinh doanh chẳng giống ai đó là mổ trâu, bò, lợn rừng, đà
điểu, cá sấu… theo từng ngày. Điều đặc biệt hơn là tất cả các loại động
vật lấy thịt này đều được mổ ngay tại vỉa hè khiến rất nhiều người đi
qua đây cảm thấy tò mò và chính điều này đã khiến ông chủ bán hàng này
ngày nào cũng đông khách.
Theo ghi
nhận của chúng tôi, mỗi ngày chủ hàng bán một loại đặc sản: Thứ 2 bán mổ
lợn rừng, thứ 3 thì mổ đà điểu, thứ 4 mổ trâu, thứ 5 mổ bò, thứ 7 – Chủ
nhật mổ cá sấu.
Đà điểu nặng đến 1 tạ được làm thịt ngay tại vỉa hè. |
Những
tấm biển quảng cáo cũng không quá cầu kỳ, tùy theo hôm đó mổ loại thịt
gì thì chủ hàng sẽ rao thịt đó: “Hôm nay mổ lợn rừng”; “hôm nay mổ
trâu”; “hôm nay mổ đà điểu”…
Trao đổi
với chúng tôi, chủ hàng tên Tuấn nói: “Mình kinh doanh ở nơi chẳng sang
trọng gì cả nên cũng chẳng cần biển bảng quảng cáo hoành tráng làm gì,
miễn sao tấm biển viết ra để người đi đường dễ quan sát nhất là được
rồi”.
Chiều ngày
thứ 3, chủ hàng đã kịp bắt 3 con đà điểu được nhập từ Hòa Bình về để
mổ. Chủ hàng cho biết: “Mỗi chú đà điểu này nặng khoảng 1 tạ, nhập từ
Hòa Bình về, hôm nay đến lượt mổ đà điểu nên từ khoảng 2 giờ chiều đã
tiến hành cắt tiết, vặt lông, thui rồi xẻ thịt bán cho người dân”.
Rất nhiều khách đi xe sang ưa chuộng hàng mổ tại "trận". |
Cũng
người này mỗi kg thịt đà điểu có giá từ 250-350 nghìn đồng tùy loại và 1
con đà điểu chỉ bán trong buổi chiều sẽ hết hàng. Thời điểm khách mua
nhiều nhất từ 15 giờ đến 18 giờ chiều.
Trao đổi
với chúng tôi, anh Hưng - một khách mua hàng cho biết: "Mình vô tình di
chuyển qua khu vực này thấy một số thanh niên đang mổ đà điểu nên đã tạt
vào và tính sẽ mua 1kg về ăn thử. Riêng lợn rừng mình cũng đã mua 1kg
với giá 170 nghìn đồng thấy khá ưng ý".
Việc mổ
trâu bò, đà điểu, lợn rừng và cá sấu ngay vỉa hè khiến không ít người ái
ngại, thậm chí sợ hãi nhưng xem ra lại có vẻ hút hàng vì người mua được
"tận mắt chứng kiến đồ tươi, đồ thật". Mặt khác, tâm lý tiện đường nhìn
thấy món lạ thì mua khiến hàng thịt vỉa hè này luôn có lượng khách ổn
định. Tuy nhiên, việc mổ thịt gia súc, gia cầm trên vỉa hè cũng tiềm ẩn
nhiều nguy cơ như lây lan dịch bệnh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm hay kiểm dịch.
|
Không cần nhà hàng sang chảnh, biển quảng cáo hoành tráng nhưng điểm bán hàng kỳ lạ này có lượng khách ổn định.
|
|
"Chúng
tôi muốn khách hàng nhìn tận mắt, sờ tận tay để kiểm chứng chất lượng
thịt của động vật chúng tôi cung cấp", chủ hàng nói.
|
|
Đà điểu nặng đến 1 tạ được mổ ngay vỉa hè.
|
|
Giá thịt đà điểu giao động từ 250 - 350 nghìn đồng/kg tùy loại thịt.
|
|
2 con đà điểu khác chủ quán cột gốc cây nhằm thu hút khách.
|
|
Sau khi vặt lông xong, chủ nhân sẽ dùng khò để thui trước khi bán cho khách. |
|
Lợn rừng luôn được nhiều người tiêu dùng Thủ đô lựa chọn. |
Vi phạm quy định về giết mổ gia súc, gia cầm
Việc giết
mổ gia súc, gia cầm ngay tại vỉa hè như trên tuy lạ, hút khách và độc
đáo tạo sự hiếu kỳ thế nhưng chiếu theo quy định của các cơ quan chức
năng lại đang vi phạm nhiều yếu tố như: Lấn chiếm lòng lề đường; Không
có nơi giết mổ theo quy định; Tạo hình ảnh không đẹp nơi công cộng, Mất
vệ sinh an toàn thực phẩm...
Tại thông
tư 09/2016/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành, quy định rõ về quy trình kiểm soát giết mổ các loại gia súc nuôi.
Theo đó,
trước giết mổ, cơ quan chức năng phải kiểm tra hồ sơ, sổ sách ghi chép
nguồn gốc động vật đưa vào giết mổ của cơ sở giết mổ; giấy chứng nhận
kiểm dịch vận chuyển động vật theo quy định; kiểm tra việc thực hiện các
quy định vệ sinh đối với người tham gia giết mổ; trang phục bảo hộ
trong lúc làm việc.
Trường hợp
phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, phải cách ly động
vật và kiểm tra lại toàn đàn. Mọi trường hợp động vật có dấu hiệu bất
thường đều phải được đánh dấu, tách riêng, theo dõi và xử lý theo quy
định.
Sau giết mổ
các loại gia súc nuôi, thực hiện khám đầu, phủ tạng (phổi, tim, gan,
thận, lách, dạ dày, ruột) và khám thân thịt để phát hiện các dấu hiệu
bất thường, dấu hiệu bệnh lý.
Thông tư
cũng nêu rõ về xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm
yêu cầu vệ sinh thú y. Việc xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản
phẩm động vật phải thực hiện ngay và được cơ quan thú y, nhân viên thú y
hướng dẫn, giám sát, kiểm tra. Những người trực tiếp thực hiện xử lý
động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh nguy hiểm phải được
trang bị bảo hộ lao động.
|
Theo Trí Thức Trẻ