Hà Nội: Đào, quất ngày 29 Tết tụt giá thê thảm, có nơi "đại hạ giá"

Theo ghi nhận của PV, vào sáng 29 Tết, giá đào ở đây giảm xuống chỉ còn một nửa, có nơi bán "Đại hạ giá".

Theo ghi nhận của PV, vào sáng 29 Tết, giá đào ở đây giảm xuống chỉ còn một nửa, có nơi bán "Đại hạ giá".

Năm nào cũng thế, càng gần đến Mùng 1 Tết Nguyên Đán, giá đào, mai, quất - loài cây không thể thiếu trong những ngày này lại hạ giá mạnh. Thậm chí, người bán còn chấp nhận chịu lỗ để bán thống, bán tháo "hàng tồn kho".

Mọi năm, vào khoảng rằm tháng Giêng, và đặc biệt "nóng" vào khoảng thời gian 23 tháng Chạp là các thương buôn bán các loại cây cảnh ngày Tết bắt đầu đổ xô ra những địa điểm quen thuộc để bán cho những người có nhu cầu. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian đấy, giá các loại cây cảnh như đào, mai, quất, bưởi ... thường được các tiểu thương hét giá.

Thậm chí, có những cành đào rừng được cho là được mang từ vùng núi Lai Châu, Điện Biên về có giá tình bằng triệu đồng, thậm chí chục triệu đồng. Cho dù, các cành đào rừng đó khô quắt, khô quẹo, chẳng có nụ mà cũng chẳng có lá, chúng chẳng khác gì một cành củi khô nhưng thi thoảng vẫn có người mua với cái giá "chát" như vậy.

Giá quất khoảng 100 -150 ngàn đồng/cây và sẽ tiếp tục giảm sâu.

Chị Ngọc, một tiểu thương bán đào trên đường Láng cho rằng: "Nhiều người Tết đến bận rộn nên họ cũng mua nhanh cho nó có không khí Tết. Với lại, vào thời gian đầu thì mới có cành đẹp, để càng lâu tuy giá rẻ hơn nhưng mấy cành đẹp lại không còn".

Theo chân một người dân Hà Nội đi mua Đào rằng vào ngày 24 tháng Chạp, anh Hoàng Văn Đức (quê Hải Dương) nhưng sinh sống và làm việc ở Hà Nội.

Anh này cho biết, mình mua cây cảnh vào ngày này vì cận Tết anh phải về quê nên không có nhiều thời gian: "Mình biết là mua bây giờ sẽ đắt nhưng mình chấp nhận".

Giá mỗi cành đào rừng dươi vào khoảng 700 ngàn đồng - 1,5 triệu đồng, tùy loại. Giá Đào ta thì giao động 600 ngàn tới cả chục triều, tùy cây hay mai, quất... cũng có giá tương tự.

Chị Ngọc cho biết, thời tiết năm nay khá ủng hộ cho thương nhân bán các loại cây cảnh ngày Tết: "Gần Tết, thời tiết miền Bắc khá rét nên giữ được nụ. Nhưng càng về đến Tết lại có nắng nên đào nở rất đẹp".

Tuy nhiên, giá cây cảnh chơi Tết vào ngày 29 Tết lại tụt giá thê thảm. Thậm chí, người buôn đào chấp nhận lỗ để "tống khứ" hàng tồn kho.

Đào đã có nơi bán đại hạ giá.

Theo lí giải của anh Đức, một chủ vườn tại Quảng Bá cho biết: "Thà bán lỗ vốn còn hơn để lại". Anh này cho biết thêm: "Riêng mặt hàng Đào rừng, chi phí vận chuyển từ miền núi xuống thành phố đã mất một khoảng khá khá. Trước mùng 1 mà không bán được thì chỉ có đem đi làm củi. Cho nên càng gần Tết, càng phải thanh lí mạnh để được đồng nào hay đồng đó".

Theo ghi nhận của PV, vào sáng 29 Tết, giá đào ở đây giảm xuống chỉ còn một nửa, có nơi bán "Đại hạ giá". Biết trước được tâm lí, càng gần Tết càng rẻ, nhiều người mua còn "ép" giá xuống đáy để "tậu" cho mình một loài cây cảnh ngày Tết.

Ông Hoàng Hà (Hoàng Hoa Thám), cho rằng: "Mua ngày này, giá rẻ hơn thậm chí nhiều người bán hàng còn 'cố' đến 30, giá còn rẻ nữa, thậm chí còn biếu không".

Một chủ vườn Đào tại Nhật Tân thừa nhận: "Nếu trước mùng 1 mà không bán được, thì chỉ có vứt đi. Mỗi năm một vụ, những cây cổ thụ thì có thể giữ lại để năm sau bán được, còn những cây nhỏ nếu mang về chăm sóc tiếp có khi còn đắt hơn trồng mới".

Anh này chua chát: "Nhà mình năm nào cũng cố bán đến đêm 30, may ra có người mua để vớt được đồng nào hay đồng đó".

Trái với niềm vui của người mua, người bán cây hoặc người nông dân trồng lại "méo mặt" vì giá xuống thấp không đủ trang trả cho công sức, chi phí chăm sóc cả năm trời.

Chị Minh Anh buồn bã: "Trước nhà mình có vườn trồng đào nhưng nhiều năm liền bị ế nên mình chuyển từ trồng đào sang buôn đào. Bỏ thì tiếc nhưng càng cố càng chết".

Sáng ngày 29 Tết, Pv ghi nhận, giá quất cỡ vừa bị "ép" giá xuống 50.000 đồng/cây mà chủ hàng miễn cưỡng phải chấp nhận.

 

Nhiều người tranh thủ đi mua đào.

 
Chị Minh Anh than thở: "Nhiều người mua chỉ biết nghĩ đến mình, chỉ ham rẻ mà không nghĩ tới mồ hôi, nước mắt của người trồng đào, mai, quất. Cả năm chúng tôi bám mặt cho trời, cho đất, chăm bẵm cây như chăm con mọn chỉ để bán cây trong vài ngày. Nếu rẻ quá, chúng tôi cũng không sống được với nghề này ngày Tết", chị này thở dài.

Dù biết, năm nào cũng có tình trạng này. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp cụ thể để hỗ trợ những người trồng đào, quất để thu nhập của họ đỡ chông chênh như thế này.

Cho dù, nhiều người dân khó tính cho hay: "Trước Tết bán cho đắt vào để cận tết lại đi thanh lí

Theo Người đưa tin




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.