Hiểm họa từ trái cây ép chín bằng hóa chất

Trái cây có rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Có những loại trái cây nên ăn hàng ngày. Tuy nhiên, người tiêu dùng đang rất đau đầu không biết nên ăn loại hoa quả nào vì hiện có quá nhiều loại trái cây bị ép chín bằng hóa chất.

Trái cây có rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Có những loại trái cây nên ăn hàng ngày. Tuy nhiên, người tiêu dùng đang rất đau đầu không biết nên ăn loại hoa quả nào vì hiện có quá nhiều loại trái cây bị ép chín bằng hóa chất.

5ml hóa chất giấm chín 60kg trái cây siêu tốc

Hiện có một loại hóa chất đang được nhiều nông dân và tiểu thương chuyền tay nhau như một cách thức để rút ngắn quá trình làm chín trái cây. Loại hóa chất này có thể dùng được cho tất cả các loại hoa quả như: chuối, mít, hồng, xoài. Mỗi một lọ thuốc nhỏ 5ml có thể giấm chín 60 kg hoa quả.


Chuối xanh được giấm bằng hóa chất


Mít non tiêm "thuốc lạ" thành mít chín

Tại các huyện Krông Pắk, Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) có hàng trăm cơ sở làm mít múi. Về quy trình, chủ lò thường đánh xe tỏa đi khắp tỉnh để thu gom mít trái xanh, thậm chí mít non tại vườn với giá từ 5.000-7.000 đồng/trái.

Để có hàng cung ứng đều đặn cho các đại lý, nhiều lò làm mít múi tại Đắk Lắk đã sử dụng các loại hóa chất, phân bón lá để tiêm, đổ trực tiếp vào trái làm mít chín siêu tốc.

 

 

"Chiêu" biến đu đủ xanh thành đu đủ chín cực nhanh

Chỉ cần vài giọt dung dịch từ lọ thuốc bé bằng ngón tay út vào cuống, đu đủ xanh vừa ngắt trên cây sẽ chín vàng ruộm, đẹp mã sau ít giờ đồng hồ.

Đây chính là bí kíp mà một số người dân tại vựa đu đủ ở xã Tiền Phong, Ân Thi, Hưng Yên thường xuyên sử dụng để kích thích đu đủ chín nhanh.



Cách phân biệt hoa quả chín ép 

Để không mua phải các loại hoa quả chín ép độc hại, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây để phân biệt hoa quả chín ép.


Mít

Mít chín thường có mùi thơm đặc trưng, từ xa đã có thể cảm nhận được hương thơm. Múi mít có màu vàng óng, cùi dày và ăn ngọt bùi, xơ mít màu trắng hoặc vàng nhạt.


Nhưng có thể nhận thấy mít chín ép thì múi mít vẫn vàng như thường nhưng ăn vào thấy có cảm giác bị sượng, quan sát thấy xơ mít không có màu trắng như bình thường mà cũng có màu vàng giống với múi. Mít không có mùi thơm lừng như mít chín tự nhiên.

Hồng xiêm

Trái hồng xiêm chín tự nhiên thường có vân xanh nhìn thấy được qua lớp vỏ mỏng. Còn quả chín bằng hoá chất thường có màu vàng thẫm, toàn bộ lớp vỏ đều màu trông rất bắt mắt.

Cam

Để cam tươi lâu, nhiều thương nhân tiêm chất bảo quản cho trái cây, ngoài bề mặt quả cam thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều. Trong khi đó, một quả cam chín tự nhiên có màu vàng đều toàn bộ quả cam.                       

Xoài, đu đủ

Đu đủ chín bằng hóa chất thường vàng đều, bóng, trơn và rất đẹp mã. Đu đủ chín tự nhiên rất hay bị rám, thối và lên men nhiều chỗ.

Tương tự đối với các loại quả khác như lê, sầu riêng, cam, quýt,… chị em nội trợ cần lưu ý:

Quả chín tự nhiên hoặc chín bằng phương pháp truyền thống thì thường có màu sắc không bắt mắt. Quả có thể bị rám, bị dập, hỏng nhiều chỗ. Quả chín bằng hóa chất thường có màu vàng tươi, bóng, vàng hoặc đỏ đều.

Chuối

Quả chuối chín ép bằng hóa chất thì thân chín vàng đều nhưng cuống vẫn còn có màu xanh và đầu ngọn vẫn dính nhựa. Khi bóc vỏ ra ăn thì chuối vẫn sượng như ăn cơm sống.


Chuối chín tự nhiên sẽ chín từ gốc. Khi chọn chuối, bạn nên chọn những loại chuối chín lác đác, nghĩa là quả chín, quả xanh và màu thì không được đẹp lắm. Chuối như vậy là chuối chín tự nhiên nên khi ăn không bao giờ có vị chát, khó chịu.

Việt Nam chưa cho phép ủ chín trái cây bằng hóa chất. Theo các chuyên gia, việc sử dụng loại thuốc thúc chín trái cây này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người sử dụng. Việc hóa chất ngâm hoa quả có thể gây chết người là việc hoàn toàn có thể xảy ra nếu sử dụng với nồng độ lớn. Có nhiều hóa chất có thể gây tử vong, đặc biệt là nhóm bảo vệ thực vật có lân hữu cơ, nó ức chế men hô hấp khiến cơ thể không hô hấp được, gây đột quỵ và dẫn đến tử vong.

Hoàng Lan (tổng hợp)
Theo Vietnamnet

Bình luận