Lạ mắt với thực đơn bằng... nhựa của nhà hàng Nhật Bản

Nhà hàng ở Nhật Bản đã khiến cho thực khách “hoa mắt” bởi những món ăn đầy màu sắc ngon miệng đến không thể cưỡng lại được. Chỉ có điều tất cả những đĩa đồ ăn hấp dẫn được trưng bày ấy đều được làm bằng nhựa, như một menu sống động cho khách hàng lựa chọn.

Các nhà hàng ở Nhật Bản thường trưng bày những món ăn đẹp đẽ ở trong lồng kính bên ngoài cửa hàng của mình. Đó có thể là món sushi, món mì ramen, bánh mì kẹp thịt hay kem.

Tuy nhiên, tất cả chúng đều làm bằng... nhựa. Đó là cách để các nhà hàng giúp khách hàng có cái nhìn trực quan về các món ăn trên menu trước khi quyết định gọi món.

nhà hàng

Những đĩa thức ăn hoàn toàn bằng nhựa.

Phương pháp trình bày “menu” sống động này vừa để nhìn trước món ăn, đồng thời cũng giúp các du khách, những người chưa thể đọc trôi chảy menu bằng tiếng Nhật, có thể dùng hành động chỉ vào món ăn để gọi đồ.

nhà hàng

Chúng được bày bên ngoài các cửa hàng để làm mẫu cho khách gọi món.

Các món ăn bằng nhựa, được gọi là Sampuru, đã xuất hiện ở Nhật từ năm 1917. Bạn đầu, họ dùng sampuru để trang trí nhà. Vài năm sau đó, một nhà hàng Tokyo dùng món ăn bằng nhựa để thu hút khách hàng. Các món ăn giúp khách hàng có cái nhìn thực tế với món ăn hơn là phải đọc menu và tưởng tượng và hình dạng, mà sắc của món ăn. Một nhà hàng có thể phải tiêu tốn cả triệu Yên để đầu tư vào các món ăn nhựa.

nhà hàng

Có những đĩa đồ ăn nhựa thực khách sẽ dễ dàng lựa chọn món hơn.

Hiện có khoảng hơn chục nhà máy ở Nhật Bản chế tạo thực phẩm nhựa cho các nhà hàng cũng như cho những nhà sưu tầm. Ông Ryuzo Iwasaki là một trong những người tiên phong trong ngành công nghiệp này. Từ năm 1932, anh đã bắt đầu bán khay thức ăn nhựa tại Osaka. Cho đến nay, thương hiệu Iwasaki Be-I vẫn là nhà sản xuất thực phẩm nhựa lớn nhất Nhật Bản.

Quy trình làm thực phẩm nhựa thường được các nhà sản xuất coi là một bí mật thương mại, là nghệ thuật của từng doanh nghiệp. Nhưng về cơ bản, ban đầu các món ăn thật sẽ được đưa đến nhà máy từ các nhà hàng hoặc khách hàng muốn đặt làm mô hình. Hình ảnh được chụp lại, phác thảo và dựng khuôn. Sau đó, nhựa lỏng được đổ vào khuôn cứng. Sau khi lấy mô hình ra khỏi khuôn, những người họa sĩ tài năng sẽ tô màu hoàn toàn thủ công, đảm bảo màu sơn trên sản phẩm phải khớp hoàn toàn với món ăn ngoài thực tế. Tất cả, từ màu nâu của thịt xông khói và trứng, hay màu khác giữa thịt bò tái và thịt bò chín.

Còn nếu bạn muốn mua một món quà lưu niệm, bạn hoàn toàn có thể đến thăm con phố Kapabashi-dori ở Tokyo. Đây là một con phố chuyên bán đồ nhà bếp, tất nhiên bao gồm các các thực phẩm nhựa.

Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.