Làng tỷ phú cam sành ở Hậu Giang

Ba năm gần đây, nhờ trồng cam sành, nhiều nông dân xã Đông Phước, Châu Thành, Hậu Giang đã trở thành tỷ phú với mức thu nhập cao nhất trong tỉnh.

Ba năm gần đây, nhờ trồng cam sành, nhiều nông dân xã Đông Phước, Châu Thành, Hậu Giang đã trở thành tỷ phú với mức thu nhập cao nhất trong tỉnh.

 Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang là địa phương trồng cây có múi mang lại hiệu quả cao, nổi tiếng nhất là bưởi Năm Roi Phú Hữu, cam sành Đông Phước và chanh không hạt Đông Thạnh. Đặc biệt, ở xã Đông Phước rất nhiều hộ dân trồng cam sành đều trở thành tỷ phú.

Ông Đặng Văn Hiệp, Chi hội trưởng chi hội nông dân ấp Đông Hưng cho biết, trước ngày giải phóng, Đông Hưng là vùng đất hoang tàn vì chiến tranh. Mãi cho đến sau năm 1975, nhà cửa vẫn còn thưa thớt, đời sống bà con vô cùng khó khăn. Nhưng kể từ năm 1997, sau khi được nhà nước đầu tư đường và xây dựng các tuyến đê bao khép kín, kiện toàn hệ thống thủy lợi, bà con mới bắt đầu trồng hoa màu và cây ăn quả. Thời gian đầu, nhiều người đổ xô trồng bưởi, mít, xoài cát Hòa Lộc, tiếp đến là mận, bưởi Năm Roi…nhưng mỗi loại cây trái chỉ thịnh hành trong một thời gian ngắn rồi lại rớt giá khiến cho nhiều nhà vườn phải lao đao. Từ thực trạng “hàng nhiều dội chợ”, Phòng NN- PTNT huyện cùng với nông dân sau thời gian nghiên cứu đã quyết định gắn với cam sành.

Nhập mô tả cho ảnh

Cam sành ở đây thu hoạch tới đâu được thương lái thu mua hết đến đó.

Lúc đầu xuống giống cam sành, nhiều người vẫn do dự, nhưng qua thời gian mày mò, nghiên cứu, nhiều nông dân đã đúc kết được kinh nghiệm cho riêng mình. Điển hình như ông Phan Văn Năm là một trong những người đi đầu trồng cam sành ở ấp Đông Bình, mang lại hiệu quả cao nhất, mỗi năm vườn cam của ông thu về trên 2 tỷ đồng. Nhằm đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh, ông Năm còn vận động nông dân thành lập câu lạc bộ làm vườn số 2 để tạo điều kiện cho nhiều người cùng giao lưu học hỏi và trao đổi những kinh nghiệm trồng cam hiệu quả nhất. 

Hàng xóm của ông Năm,  ông Nguyễn Văn Uông (Út Uông) từ rất sớm cũng đã khẳng định cây cam sành rất thích nghi với đất đai và nguồn nước ở xã Đông Phước. Hiện nay, gia đình ông đã trồng trên 3 ha cam từ 2 đến 7 năm. Bình quân mỗi ha cam sành của ông Uông cho thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/năm.

Ông Lê Quang Đỉnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Phước cho biết, hầu hết bà con nông dân địa phương đều được tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật do Phòng NN-PTNT huyện tổ chức, nên họ đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Tiêu biểu như ông Phan Thanh Sơn chỉ có 3 công rưởi mà mỗi năm lời trên 75 triệu đồng. Còn như ông Đặng Văn Hiệp, nhờ có kinh nghiệm xử lý cho cây ra hoa theo ý muốn nên vườn cam rộng 1,2ha của ông thu hoạch quanh năm, cứ mỗi tháng hái một lần. Đặc biệt vào mùa nghịch, mỗi đợt thu hoạch từ 3 – 4 tấn, lợi nhuận cao gấp 2, 3 lần mùa thuận. Nhờ vậy mà mỗi năm, sau khi trừ hết các chi phí ông còn lời gần tỷ đồng.  

Nhập mô tả cho ảnh
Cam sành mang lại thu nhập hàng tỷ đồng cho nhiều nông dân Hậu Giang đầu tư loại cây này.

Bằng kinh nghiệm của riêng mình, ông Út Uông cho biết, muốn cho vườn cây phát triển bền vững, năng suất cao, người trồng phải chú ý đến quy cách trồng sao cho vừa phải để cây nhận đủ ánh sáng và tạo tán tốt. Điều quan trọng là sau khi thu hoạch xong cần dọn dẹp, làm vệ sinh, cắt tỉa và rắc vôi xung quanh gốc để ngăn ngừa sự cư trú của các loài sâu bệnh. Có như thế cây mới phát triển, trái to, khi chín màu vàng sậm, nhiều nước, mùi vị thơm. Nếu trồng đúng kỹ thuật, sản lượng có thể đạt 20 tấn/ha, hoặc cao hơn tùy theo tuổi cây.

Nông dân trồng cam ở đây cho biết, liên tục ba năm nay, giá cam sành đều ở mức cao. Ông Đặng Văn Hiệp, một hộ có thâm niên sản xuất loại cây này tính: "Nếu giá cam ở mức 6.000đồng/kg thì người trồng sẽ huề vốn. Nhưng năm nay, vào thời điểm này, cam tại vườn đang ở mức 25.000 đồng/kg còn mùa nghịch lên tới 30.000-35.000 đồng/kg nên các hộ trồng đều có lãi cao". Còn ông Hồ Văn Bi khoe vừa xây dựng căn nhà tường khan trang gần 1 tỷ đồng bằng tiền bán 2ha cam sành ở vụ này.

Ông Nguyễn Văn Trương, Phó Phòng NN-PTNN huyện Châu Thành – Hậu Giang cho biết:  Diện tích trồng cam sành ở huyện này đã tăng lên trên 4.000 ha, trong đó Đông Phước trồng nhiều nhất, chiếm trên 1.000ha, đặc biệt ấp Đông Bình đã có trên 98% hộ trồng đều làm giàu. Tuy nhiên, để cam sành thật sự trở thành một cây chủ lực và sản xuất bền vững, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo bà con nên chọn giống sạch và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.