Lương bao nhiêu thì đủ, giá bao nhiêu là vừa?

Với gói tái cấp vốn 30.000 tỷ đồng, hàng loạt dự án nhà ở xã hội dồn dập đăng ký và khởi công; người mua cũng khấp khởi hy vọng.

Với gói tái cấp vốn 30.000 tỷ đồng, hàng loạt dự án nhà ở xã hội dồn dập đăng ký và khởi công; người mua cũng khấp khởi hy vọng. Tuy nhiên, người mua nhà có đủ điều kiện tiếp cận được hay không lại là chuyện khác…

Nhà ở xã hội: Đầu vào tấp nập, đầu ra mơ hồ!
Nhà ở xã hội đã giảm giá về mốc 12 triệu đồng/m2 nhưng người thu nhập thấp vẫn rất khó tiếp cận (Ảnh minh họa).
 
Hơn 30.000 nhà xã hội chờ người mua
 
Từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thì hàng loạt các dự án nhà xã hội và thương mại xin chuyển đổi sang nhà xã hội liên tục khởi động, chuyển đổi.
 
Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, cả nước hiện có 50 chủ đầu tư đề xuất điều chỉnh quy mô căn hộ hoặc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với quy mô 31.000 căn hộ.
 
Hầu hết các dự án xin chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội chủ yếu ở các đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM.
 
Theo sở Xây dựng Hà Nội, dự kiến trong năm 2013 này, Hà Nội sẽ cấp phép chuyển đổi cho khoảng 10 dự án, trong đó, quý 2/2013 cố gắng khởi công 5 - 6 dự án nhà ở xã hội chuyển đổi. Cũng theo ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển Nhà (Sở Xây dựng Hà Nội), đến thời điểm này, chưa có dự án nào chính thức được Hà Nội phê duyệt chuyển đổi từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội. Dự án duy nhất đã hoàn thiện xong hồ sơ để trình lãnh đạo thành phố là dự án tại 143 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội.
 
Tại TP.HCM hiện có 20 dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội với quy mô gần 10.000 căn hộ và hai dự án nhà ở thương mại đề nghị được điều chỉnh cơ cấu căn hộ với quy mô hơn 100 căn hộ.
 
Băn khoăn chuyện lương, chuyện giá
 
Theo quy định thì những người được vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng này là những người có thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, với mức trả cả gốc và lãi vay mỗi tháng là 6 triệu đồng như tính toán của thứ trưởng Nguyễn Trần Nam trong một cuộc phỏng vấn với báo giới mới đây thì gia đình đó phải có 2-3 người đi làm với mức tổng thu nhập từ 15-18 triệu mới có thể tiếp cận được.
 
Nhưng trên thực tế, những gia đình thuộc diện thu nhập thấp có mức tổng thu nhập như trên để đủ khả năng trả nợ là không nhiều. Hiện với các cán bộ công chức, thu nhập mỗi tháng từ lương lên tới 9 triệu đồng thì chức vụ phải tính vào hàm Cục trưởng, Vụ trưởng....
 
Còn nói về giá, theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thì giá nhà ở xã hội sẽ trên dưới 12 triệu đồng/m2. Như vậy, với một căn hộ 50 m2 trở lên thì chi phí của căn hộ cũng rơi vào khoảng 600 triệu đồng, khá cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp. Chưa nói đến hiện trên thị trường cũng có khá nhiều dự án nhà thương mại dù không được ưu đãi về đất, thuế cũng đã đưa ra mức giá 10 triệu đồng/m2.
 
Theo TS Vũ Đình Ánh, mức giá từ 600 triệu đồng không thể gọi là phục vụ cho đối tượng thu nhập thấp. Ông Ánh tính: “Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam là 1.500 USD/năm (khoảng 3 triệu/tháng), giả định giá nhà gấp 100 lần thì mức giá bán phải là 300 triệu đồng/căn nhà cho người thu nhập thấp (chưa tính diện tích). Khi bán nhà thu nhập thấp với giá 700 triệu đến 1 tỷ là phục vụ cho đối tượng khác chứ không phải người thu nhập thấp”.
 Theo Dân trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.