Một tấn bao cao su giả đưa vào nhà nghỉ: Dân chơi sợ hãi

Trong số hàng nhập lậu, lực lượng chức năng phát hiện có 1 tấn bao cao su giả được nhập về để tiêu thụ tại Việt Nam.

Trong số hàng nhập lậu, lực lượng chức năng phát hiện có 1 tấn bao cao su giả được nhập về để tiêu thụ tại Việt Nam. Trên vỏ bao cao su ghi nước sản xuất Malaysia nhưng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trong 2 ngày gần đây, các lực lượng chức năng liên tiếp chặn bắt cả trăm tấn hàng lậu, hàng giả được các đầu nậu “tuồn” về Thủ đô tiêu thụ dịp Tết.

Ngày 12/1, thượng tá Thành Kiên Trung, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC46) - Công an Hà Nội cho biết đơn vị này vừa phối hợp với Đội QLTT số 17 Hà Nội kiểm tra kho bãi tại cửa khẩu Cảng Phà Đen (quận Hoàng Mai, Hà Nội), phát hiện 2 xe tải đang bốc dỡ khoảng 10 tấn hàng hoá các loại có dấu hiệu nhập lậu. Tại thời điểm kiểm tra, hai lái xe là Trần Văn Quang (SN 1986) và Lê Trung Kiên (SN 1974), đều ở Nghệ An, không xuất trình đủ các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá.

Một ngày trước đó, tại khu vực đê sông Đáy thuộc địa phận xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội, Đội Chống hàng giả - PC46 Hà Nội đã phối hợp cùng Phòng Bảo vệ chính trị 2, Công an Hà Nội bắt quả tang Phạm Văn Lập (SN 1966, trú tại xã Phương Trung, Thanh Oai) đang vận chuyển hơn 200 gói mì chính mang nhãn hiệu Ajinomoto và Miwon giả.

hàng giả, hàng lậu, bao cao su giả, nhà nghỉ, hàng Trung Quốc, xuất xứ Trung Quốc, mì chính giả, buôn lậu
Công an Hà Nội bắt quả tang Phạm Văn Lập đang vận chuyển hơn 200 gói mì chính mang nhãn hiệu Ajinomoto và Miwon giả.

Ngay sau đó, cơ quan CSĐT - Công an Hà Nội đã thi hành lệnh khám xét khẩn cấp chỗ ở của Lập, kết quả thu giữ 500kg bột ngọt do Trung Quốc sản xuất cùng hàng trăm gói mỳ chính, bột giặt thành phẩm và 4.000 vỏ bao bì mang nhãn hiệu Miwon, Aijnomoto, Omo. Bước đầu, Lập thừa nhận đã mua bột ngọt có xuất xứ Trung Quốc, mua vỏ bao bì Ajinomoto, Miwon về đóng gói rồi mang đi tiêu thụ. Tiếp tục mở rộng vụ án, cơ quan điều tra đã khám xét các điểm tiêu thụ hàng giả của Lập và thu giữ 461 gói mỳ chính giả các loại.

Phát hiện 1 tấn bao cao su giả chuẩn bị vào nhà nghỉ - ảnh 1 Công an Hà Nội bắt quả tang Phạm Văn Lập đang vận chuyển hơn 200 gói mì chính mang nhãn hiệu Ajinomoto và Miwon giả.

Cũng theo thượng tá Thành Kiên Trung, cách đây ít ngày, Phòng Cảnh sát Kinh tế đã bắt khẩn Nguyễn Thị Bích Hảo (SN 1972), Phó giám đốc Cty Thương mại tổng hợp Thống Hải tại thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh về hành vi buôn bán hàng giả.

Theo đó, nhận thấy sản phẩm keo chuyên dụng Titebond dùng để dán gỗ, kim loại, gạch, bê tong được sử dụng nhiều nên Hảo đã trực tiếp đặt sản xuất, mua keo từ biên giới Trung Quốc sau đó mang về tiêu thụ. Cảnh sát đã thu giữ gần 3.000 ống keo giả trị giá hơn 200 triệu đồng.

hàng giả, hàng lậu, bao cao su giả, nhà nghỉ, hàng Trung Quốc, xuất xứ Trung Quốc, mì chính giả, buôn lậu

Công an Hà Nội bắt quả tang Phạm Văn Lập đang vận chuyển hơn 200 gói mì chính mang nhãn hiệu Ajinomoto và Miwon giả.

hàng giả, hàng lậu, bao cao su giả, nhà nghỉ, hàng Trung Quốc, xuất xứ Trung Quốc, mì chính giả, buôn lậu
Trong 2 ngày gần đây, các lực lượng chức năng liên tiếp chặn bắt cả trăm tấn hàng lậu, hàng giả được các đầu nậu “tuồn” về Thủ đô tiêu thụ dịp Tết.

Thực hiện cao điểm đấu tranh, phòng chống tội phạm dịp Tết Nguyên đán, Cục Cảnh sát phòng, chống buôn lậu (C74) - Bộ Công an đã mai phục, bắt gọn hơn 150 tấn hàng hoá, đồ gia dụng nhập lậu khi 5 xe tải chở hàng vừa “cập bến” chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.

Cơ quan công an xác định, lô hàng trên được nhập khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn về Hà Nội. Theo tờ khai hải quan, đơn vị đứng ra mở tờ khai là Cty TNHH Mùa xuân mới (Ba Đình, Hà Nội) và Cty XNK Lạng Sơn (Lạng Sơn). Hai doanh nghiệp này mở 2 tờ khai và khai báo có tổng cộng 26 mặt hàng.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, lực lượng C74 phát hiện trong tổng số 150 tấn hàng trên, có 100 tấn hàng (khoảng 50 mặt hàng) không có tên trong danh mục đã khai báo với hải quan cửa khẩu Hữu Nghị.

Đáng chú ý, trong số hàng nhập lậu này có 1 tấn bao cao su giả được nhập về để tiêu thụ tại Việt Nam. Trên vỏ bao cao su ghi nước sản xuất Malaysia nhưng có xuất xứ từ Trung Quốc. Theo các trinh sát, số bao cao su được nhập về sau đó bán cho các nhà nghỉ tại Việt Nam theo cân.

Theo Tiền phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.