Ngập thị trường táo Trung Quốc, người dân hoang mang lo nhiễm độc

Táo nhập từ Trung Quốc chiếm đến gần 22.500 tấn, tương đương 58,2% tổng số táo nhập khẩu từ tất cả các thị trường còn lại.

Táo nhập từ Trung Quốc chiếm đến gần 22.500 tấn, tương đương 58,2% tổng số táo nhập khẩu từ tất cả các thị trường còn lại.

Theo thông tin từ Cục Bảo vệ Thực vật, 7 tháng đầu năm nay, cả nước đã nhập khẩu gần 38.600 tấn táo từ các thị trường chính như: Trung Quốc, Mỹ, Australia, New Zealand...Trong đó, táo nhập từ Trung Quốc chiếm đến gần 22.500 tấn, tương đương 58,2% tổng số táo nhập khẩu từ tất cả các thị trường còn lại.

Mặc dù số lượng hàng nhập từ các nước khác chiếm một tỷ lệ không lớn nhưng điều đáng nói là trên thị trường Việt Nam hiện nay, các loại táo được bày bán công khai phần nhiều lại dán tem xuất xứ từ Mỹ, New Zealand, Australia…

Trước nhưng thông tin về việc hàng Trung Quốc ngập tràn thị trường, nhiều người tiêu dùng tỏ ra băn khoăn vì lo ngại về việc sẽ mua phải các sản phẩm có nguy cơ nhiễm độc. Bởi lẽ, trước đó, ngày 27/5, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam gửi công văn cho Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu - Tổng cục Giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ).

Nội dung công văn cảnh báo về 17 lô hàng thực phẩm có nguồn gốc từ nước này xuất khẩu sang Việt Nam bị phát hiện dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định của Việt Nam.

táo, táo-Trung-Quốc, Việt-Nam, người-tiêu-dùng, nhiễm-độc
Táo Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam

Theo danh sách đính kèm, các lô hàng này gồm có quýt tươi, cà rốt, nho tươi, chanh tươi, hồng quả, táo, cam tươi và củ cải trắng. Trong đó, quýt tươi bị phát hiện vi phạm nhiều nhất với 8 lô hàng (126 tấn), cà rốt 2 lô (54 tấn), táo quả 1 lô (40 tấn), nho quả tươi 2 lô (20 tấn), còn lại mỗi mặt hàng có 1 lô vi phạm, khối lượng từ 6 đến 15 tấn.

Các hóa chất thuốc bảo vệ thực vật bị phát hiện vượt ngưỡng gồm Carbendazim (dùng để diệt nấm), Difenoconazol, Thiophanate, Propargite (dùng để diệt nhện) và Methomyl. Do đó, NAFIQAD đề nghị AQSIQ thông báo cho các cơ quan chức năng phía Trung Quốc điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc lô hàng trái cây Trung Quốc bị cảnh báo và áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp, đồng thời thông báo kết quả tới NAFIQAD để tránh tái diễn tình trạng nêu trên.

Tuy nhiên, sau khi phía Việt Nam đã có văn bản đề nghị Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu Trung Quốc truy xuất nguồn gốc, điều tra nguyên nhân, áp dụng biện pháp khắc phục và sớm thông báo lại cho phía Việt Nam về tình trạng trái cây nhiễm độc từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam thì vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía Trung Quốc.

Mặc dù đều chung tâm lý tẩy chay hoa quả, nông sản Trung Quốc nhưng đối với một số mặt hàng củ quả như chanh tươi, nho tươi, cà rốt, nếu chỉ quan sát bằng mắt thường thì người tiêu dùng cũng khó mà phân biệt được đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng Việt Nam.

Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.