Nhiều loại rau củ quả 'đầu độc' người tiêu dùng

Không phải tất cả, tuy nhiên rau củ quả có một số lượng không nhỏ đã bị tẩm đủ loại thuốc “độc” trước khi đưa ra thị trường.

Không phải tất cả, tuy nhiên rau củ quả có một số lượng không nhỏ đã bị tẩm đủ loại thuốc “độc” trước khi đưa ra thị trường.

Củ cải trắng có màu đẹp, trắng tinh, căng mọng nhờ được ngâm vào dung dịch có pha chất bột màu trắng có tên chất tẩy đường. Tương tự như vậy với cà rốt cũng sẽ trở nên căng mọng, tươi màu sau khi được ngâm vào “thần dược” nêu trên. Các loại rau như cải, xà lách mơn mởn, to khỏe bới không ra một cọng sâu, có quanh năm như hiện nay là nhờ thuốc trừ sâu với những lời cảnh báo trên bao bì kiểu: Cực độc, độ độc mạnh…

Thậm chí dù bơm thuốc được vài ngày và trên lá vẫn còn đầy tàn tích trắng xóa của cặn thuốc, nhưng vì lợi nhuận, người nông dân vẫn thu hoạch cho kịp buổi chợ. Theo tiết lộ của chính nông dân, các loại như dưa chuột, các loại đậu, cà pháo là loài cây ưa thích của sâu nên được ưu tiên. Còn rau muống muốn cọng to, lá xanh mướt thì cần tưới dầu nhớt pha nước rửa chén, mà muốn rẻ thì nên mua dầu nhớt thải từ các cửa hàng sửa chữa xe.

Trông tươi ngon, đẹp mắt nhưng nhiều rau củ quả trên thị trường chứa đầy “chất độc”. (Ảnh: TL)
Trông tươi ngon, đẹp mắt nhưng nhiều rau củ quả trên thị trường chứa đầy “chất độc”.     Ảnh: TL

Để rau lớn nhanh như thổi một số nông dân dùng phân bón lá mưa vàng để dưỡng cọng đẹp lá, giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh, đâm chồi khỏe,  rễ phát triển, từ khi rau mọc mầm đến khi 8, 9 ngày tuổi, bón loại thuốc này vào thì cọng rau sẽ mập mạp, xanh bóng.

Mà thời gian từ lúc rau mọc mầm đến khi thu hoạch chỉ có 25 ngày lại phải bón ít nhất 5, 6 lần hóa chất cho rau. Còn việc bảo quản hành tỏi, từng bó được treo lên giàn đã đóng sẵn rồi bọc bởi một lớp nilon dày như một phòng kín, pha gói thuốc trừ cỏ và phun để tránh côn trùng mọt mối tấn công.

Hoa quả tại chợ Long Biên, theo lời một nhân viên bốc vác tại đây hé lộ, cứ vào đợt cao điểm là rằm hay mùng 1 thì sáng mở cửa kho vào lấy hàng không thể thở được.

Để kích thích quả chín, đẹp mã, tươi lâu thì thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực vật, thậm chí cả chất ướp xác người… cũng được lợi dụng “phủ” lớp xanh tươi cho rau quả. Giá đỗ giờ cũng được dùng thuốc kích thích tăng trưởng để cho ra sản phẩm là những cây giá trắng ngần, mập mạp, không có rễ.
Thuốc trừ sâu là sự pha trộn của các hóa chất dùng để tiêu diệt hay ngăn chặn các loài côn trùng, bệnh tật và cỏ dại có thể ảnh hưởng tới mùa màng.

Một số nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa thuốc trừ sâu và các vấn đề sức khỏe như ung thư, chứng tăng động giảm chú ý và các rối loạn thần kinh; đặc biệt, nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch.

Hầu hết các loại nước rửa rau củ quả có mặt trên thị trường chỉ có thành phần cơ bản là chất tẩy rửa bề mặt, chỉ rửa được bớt một phần hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc ép rau, quả chín, thuốc kích thích tăng trưởng, khi đã ngấm vào trong rau quả thì rất khó rửa sạch. Vì vậy, người tiêu dùng cũng không nên kì vọng vào loại nước rửa này.

Theo PGS.TS Trần Khắc Thi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả, bất cứ loại thuốc trừ sâu phun để bảo vệ cho bộ phận nào thì đều có tác dụng lên bộ phận đó. Thuốc bảo vệ lá sẽ ngấm vào lá. Thuốc bảo vệ củ sẽ ngấm vào củ và có tác dụng phòng sâu bệnh cho củ. Do vậy, nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu ở củ hay ở lá là như nhau, chứ không phải như một số người cho rằng rau ăn lá dễ bị nhiễm thuốc hơn rau củ và như vậy ăn rau củ sẽ an toàn hơn.

Theo Xuân Thanh
PLXH



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.