Nông dân mua két sắt tích trữ tiền, vàng trong nhà

Niềm tin sụt giảm và tỷ lệ rủi ro gặp phải ngày càng nhiều… là lý do khiến người dân nông thôn tăng cường giữ tiền, vàng trong nhà để phòng trừ rủi ro.

Niềm tin sụt giảm và tỷ lệ rủi ro gặp phải ngày càng nhiều… là lý do khiến người dân nông thôn tăng cường giữ tiền, vàng trong nhà để phòng trừ rủi ro.

Báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: Kết quả nhìn từ cuộc điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2014 tại 12 tỉnh”, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp đã cho thấy những điểm mới đáng lưu ý về đời sống các hộ nông dân.

Trao đổi tại buổi hội thảo, nhiều chuyên gia đã cho rằng, người nông dân ngày càng phải đối mặt với nhiều rủi ro khiến khiến họ có tâm lý tiết kiệm, giữ tiền, vàng bên mình để phòng thân hơn là đem tiền tái đầu tư, mở rộng sản xuất cũng như đổ vào lĩnh vực bảo hiểm.

Ông Lưu Đức Khải - Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - cho biết, kết quả điều tra nhìn chung có sự tăng nhẹ trong tỷ lệ các hộ có tiết kiệm so với năm 2012.

Tiết kiệm, giữ tiền, vàng, dân nông thôn, phòng thân, điều tra, nông thôn, rủi ro, niềm tin sụt giảm, tiết-liệm, giữ-tiền, vàng, dân-nông-thôn, phòng-thân, điều-tra, nông-thôn, rủi-ro, niềm-tin-sụt-giảm
Không hài lòng với cuộc sống, muốn phòng trừ rủi ro… dân ở nông thôn giữ tiền, vàng bên mình để phòng thân.

Tuy nhiên, “các hộ gia đình nông thôn Việt Nam thường giữ tiết kiệm của họ dưới dạng phi chính thức, như giữ tiền, vàng tại nhà hay tham gia hụi/họ”, ông Khải nói.

Kết quả điều tra cho thấy, năm 2014 có 96,5% các hộ có các khoản tiết kiệm được giữ dưới dạng phi chính thức, trong khi chỉ có khoảng 12% các hộ giữ tiết kiệm của họ dưới dạng chính thức.

Hình thức tiết kiệm chính thức được quan sát ở các hộ giàu và trình độ cao hơn hay có hộ có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động phi nông nghiệp. Song, hầu hết các khoản tiết kiệm của các nhóm hộ dễ bị tổn thương đều được giữ dưới dạng phi chính thức (100% đối với các hộ dân tộc tiểu số, khoảng 99% đối với các hộ nghèo và các hộ có trình độ học vấn thấp).

“Mục đích tiết kiệm chủ yếu là để dự phòng. Đây vẫn là một trong những mục đích quan trọng nhất của các khoản tiết kiệm của hộ gia đình ở nông thôn như dự phòng cho thiên tai, dự phòng cho tuổi già, cho chăm sóc sức khỏe, cho con cái học hành…”, ông Khải cho hay.

Trao đổi tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, hiện chúng ta thấy bất ổn cuộc sống đang tăng lên. Về mặt thị trường, giá cả tăng lên, mức độ hộ bị rủi ro theo kiểu hôm trước không nghèo hôm sau thành nghèo gây sức ép cho mọi người cảm thấy không thỏa mái, trong khi vấn đề khai thác từ tài nguyên dần cạn kiệt, các quy định… trong khi đó luôn các nguy cơ đến từ thiên tai, dịch bệnh và cả các quy định ngày cả những quy định ngày càng phức tạp và khắt khe hơn.

Và khi phải đối mặt với nhiều rủi ro khiến khiến họ có tâm lý tiết kiệm, giữ tiền, vàng bên mình để phòng thân hơn là đem tiền tái đầu tư, mở rộng sản xuất cũng như đem tiền đổ vào lĩnh vực bảo hiểm.

Thực tế, kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ các hộ có ít nhất một loại bảo hiểm đã giảm đi đáng kể trong năm 2014. Tình trạng giảm này đã xảy ra ở tất cả các tỉnh và tất cả các nhóm hộ theo giới tính cũng như theo nhóm chi tiêu.

Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.