Quảng Bình: Thoát nghèo nhờ nuôi tôm trên cát

Việc phát triển nuôi tôm trên cát đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thuỷ sản đối với các tỉnh nghèo có tiềm năng về đất đai, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Bình.

Việc phát triển nuôi tôm trên cát đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thuỷ sản đối với các tỉnh nghèo có tiềm năng về đất đai, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Bình.

Nhiều năm trở lại đây, nuôi tôm trên cát ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình phát triển khá mạnh với diện tích tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch vùng nuôi mang tính chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế và việc nuôi tôm trên cát phát triển manh mún, tự phát.

Vì vậy, để hướng đến mục tiêu phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì việc tháo gỡ những khó khăn và mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi tôm là điều cần thiết.

Ngày 24/6, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh”.

Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh” được tổ chức tại Quảng Bình
Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh” được tổ chức tại Quảng Bình

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng đã trình bày những tham luận về những tiềm năng và hiện trạng của việc phát triển nuôi tôm trên cát của các tỉnh qua đó trao đổi kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp tối ưu cho người nuôi tôm.

Đây cũng là dịp để các đại biểu, cùng đại diện các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp và bà con nông dân tọa đàm hỏi - đáp, chia sẻ những thắc mắc của mình về phát triển nuôi tôm trên cát bền vững và an toàn dịch bệnh.

Phong trào nuôi tôm trên cát cũng đã trở thành “luồng gió mới” trong cơ cấu sản xuất và phát triển thuỷ sản. Ảnh N.L
Phong trào nuôi tôm trên cát cũng đã trở thành “luồng gió mới” trong cơ cấu sản xuất và phát triển thuỷ sản. Ảnh N.L

Từ năm 2006, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát bắt đầu được thử nghiệm với diện tích 1 ha, đến năm 2015, toàn tỉnh có 1.087ha nuôi tôm mặn, lợ, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát là 260ha với sản lượng 2.330 tấn, chiếm 23,9% diện tích và chiếm 52,3% sản lượng tôm nuôi toàn tỉnh.

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát mang lại hiệu quả kinh tế cao, phong trào nuôi tôm trên cát cũng đã trở thành “luồng gió mới” trong cơ cấu sản xuất và phát triển thuỷ sản của tỉnh.

Với diện tích có khả năng chuyển đổi phát triển nuôi thuỷ sản trên cát là 4.000ha, trong những năm qua, phong trào nuôi tôm trên cát đã giúp rất nhiều nông dân ở các địa phương ven biển Quảng Bình nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.