Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời

Những ngày này, trên khắp cánh đồng quê, nhất là vùng ven biển ở Hà Tĩnh đi đâu cũng bắt gặp cảnh người dân giăng bẫy bắt chim trời.

Những ngày này, trên khắp cánh đồng quê, nhất là vùng ven biển ở Hà Tĩnh đi đâu cũng bắt gặp cảnh người dân giăng bẫy bắt chim trời.

Mùa chim di trú rơi vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Đây cũng là thời điểm trên các cánh đồng đã thu hoạch xong vụ lúa Hè – Thu. Bởi vậy, từng đàn cò, vạc, cói thường bay đến đậu trên cánh đồng để kiếm ăn từ những hạt lúa rơi vãi, hay những con tép, con ốc, con cá.

Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời-1

Một người dân ở xã Cương Gián huyện Nghi Xuân đang đặt bẫy với trận địa cò giả đã được bày ra.

Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời-2

Bẫy đã được giăng ra với đàn cò giả hàng trăm con trên cánh đồng ở xã Cương Gián.

Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời-3

Bẫy cò ở xã Cương Gián.

Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời-4

Một trận địa như thiên la địa võng được đặt cả dưới đất và trên ngọn cây ở xã Thịnh Lộc huyện Lộc Hà.

Nắm bắt được đặc điểm đó, nhiều người dân tranh thủ dịp nông nhàn đã giăng bẫy để bắt chim trời bán kiếm tiền khi mà giá chim trời khá cao từ 25 – 40.000 đồng/con đối với cói, còn cò thì đắt hơn khoảng 20.000 đồng.

Cách mà người ta bẫy cò, cói là làm hàng chục, đến hàng trăm con cò giả đặt trên cánh đồng, hoặc lên các ngọn cây. Xung quanh trận địa cò giả đó, là hàng loạt que tre nhỏ hơn chiếc đũa đã được tẩm nhựa cây rừng có độ dính rất cao.

Ở đó, họ còn bố trí một số con cò, cói thật được khâu mắt, buộc dây ở chân để người đánh bẫy núp ở xa giật nhử đàn cò, cói thật sà xuống đậu với đồng loại. Tuy nhiên, chỉ cần sàn xuống là gần như không còn đường thoát khi lập tức nhựa sẽ dính vào cánh, vào lông. Lúc đó người đánh bẫy chỉ việc đến thu chiến lợi phẩm.

Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời-5

Đàn cò giả được trưng ra trông giống hệt cò thật.

Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời-6

Một con cói được buộc chân làm mồi nhử.

Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời-7

Những con cói mồi được cho đậu trên cọc để nhử đàn của chúng sà xuống.

Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời-8

Một trận địa bẫy cò ở xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà.

Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời-9

Những con cò dính bẫy bị bắt gom lại nhốt vào lồng.

Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời-10

Rồi bị vặt lông.

Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời-11

Sau đó thì trở thành đặc sản để ăn, nhậu.

Một ngày nếu may mắn, một người đánh bẫy có thể bắt được hàng chục, đến hàng trăm con cò, cói bán kiếm tiền triệu. Tuy nhiên, cũng có những ngày đàn chim không về thì sẽ thất thu.

Rùng mình: Khâu mắt cò, bày la liệt trận địa tận diệt chim trời-12

Lưới tàng hình được giăng ra tại một cánh đồng hoang ở xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà để bẫy bắt chim dạt dạt, chim quốc.

Ghi nhận của phóng viên, hiện nay ngoài cách đánh bẫy truyền thống như nêu trên, một số nơi ở Hà Tĩnh còn dùng lưới giăng lên để bẫy chim. Họ gọi lưới này là lưới tàng hình với đặc điểm rất khó nhìn thấy để đàn chim khi bay sẽ lao vào dính lưới.

Theo Lao Động


bẫy cò


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.