Sắp có 'danh sách đen' rau củ mất an toàn

Đang tiến hành xây dựng danh mục rau quả có nguy cơ mất an toàn cao, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, kết quả cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm nước trung bình.

Đang tiến hành xây dựng danh mục rau quả có nguy cơ mất an toàn cao, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, kết quả cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm nước trung bình.

- Việc kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã tiến hành như thế nào, thưa ông?

- Hàng năm, chúng tôi cũng đều thực hiện đánh giá thực trạng thuốc BVTV trên rau ở nước ta, kết quả cho thấy có khoảng 7% nguy cơ mất an toàn và đang tiếp tục phấn đấu xuống còn 5% trong những năm tới. Với mức độ hiện tại, chúng ta đang xếp ở nước trung bình, bởi ngay cả ở các nước phát triển như EU, con số này cũng ở khoảng 4%

Cụ thể, Cục đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành lấy 50 mẫu rau ăn sống (xà lách, rau diếp, rau húng và rau mùi) tại TP.HCM và Hà Nội để kiểm nghiệm các chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV và kim loại. Kết quả kiểm nghiệm trong 50 mẫu có 29 mẫu (58%) phát hiện có dư lượng thuốc BVTV nhưng ở ngưỡng an toàn (thấp hơn dư lượng tối đa cho phép MRL), 20 mẫu (40%) có kim loại nặng nhưng thấp hơn mức giới hạn tối đa.

- Con số công bố kiểm nghiệm liệu có chính xác không khi mà rau vẫn được rửa ở nước cống, rãnh với nguy cơ nhiễm vi sinh vật rất cao, thưa ông?

- Ở đây, không nói về chỉ tiêu vi sinh như chúng tôi đã công bố trước đó, trên giá đỗ là khoảng 40% mẫu giá chứa vi sinh vật vượt quá giới hạn cho phép. Trên rau sống của nước ta, chỉ tiêu đó còn cao hơn. Hiện có trên 50% các sự cố mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) xảy ra ở nước ta đều có liên quan tới vi sinh vật. Tuy nhiên, vi sinh vật lại rất dễ khắc phục, chỉ cần ăn chín, uống sôi là đảm bảo an toàn.

 

 Rau củ Việt Nam, theo kết quả kiểm nghiệm, có mức độ độc hại nằm ở ngưỡng trung bình so với các nước

- Trong xét nghiệm vừa qua có 58% phát hiện dư lượng thuốc BVTV, theo ông việc sử dụng rau như vậy lâu ngày có sợ tồn dư hoá chất trong người?

- Máy móc rất tinh vi, ngay cả thực phẩm hữu cơ, không sử dụng bất cứ loại hóa chất nào, máy móc vẫn phát hiện ra dư lượng thuốc BVTV. Chỉ cần một lượng rất nhỏ các chất hóa học có thể ở trong không khí, đất, nước khi xét nghiệm máy móc cũng phát hiện được nhưng nếu ở mức độ thấp hơn giới hạn tối đa là an toàn, có thể sử dụng được.

- Trong các chất phát hiện, ông có thể cho biết những chất nào là nhiều nhất và liệu có trường hợp người dân sử dụng cả thuốc nhập lậu có thể gây ung thư?

- Ở nước ta, chúng tôi đang kiểm soát tất cả các thuốc BVTV mà người dân đang sử dụng. Qua khảo sát cho thấy, rất ít thuốc nhập ngoài luồng, chủ yếu nhập ở trong danh mục của Việt Nam. Tuy nhiên, có một số thuốc không cho sử dụng trên rau, chỉ sử dụng trên tiêu, điều… nhưng người dân đã sử dụng các loại thuốc đó để phun trên rau gây nguy cơ mất ATVSTP.

Có 6 hoạt chất được phát hiện với tần suất cao nhất là cypermethrin, acephate, permethrin, fipronnil, profephos, cholorpyrifos ethyl. Trong đó, dẫn đầu là cypemethrin, thuộc nhóm 2, một chất rất phổ biến ở Việt Nam, chiếm khoảng 25% lượng thuốc trừ sâu hiện nay đang sử dụng ở nước ta.

Tùy theo từng loại hoạt chất, có thể tác động đến hệ thần kinh, vận động, ăn lâu ảnh hưởng tới hệ bài tiết, thận, tim, mạch… Tất nhiên, chỉ khi sử dụng thực phẩm chứa các chất này vượt tối đa cho phép mới không an toàn. Còn nguy cơ gây ung thư hay gây đột biến gen thì ngay từ khi sản xuất thuốc, người ta đã buộc loại bỏ các chất đó ra khỏi danh mục.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.