Thủ đoạn gian lận trong sản xuất dầu ăn Trung Quốc

Dầu ăn mang dán mác dầu lạc, dầu ô liu, dầu đậu tương ở Trung Quốc thường bị pha một số lượng đáng kể dầu cọ giá rẻ.

Dầu ăn mang dán mác dầu lạc, dầu ô liu, dầu đậu tương ở Trung Quốc thường bị pha một số lượng đáng kể dầu cọ giá rẻ.

131027_china cooking oil

Người tiêu dùng Trung Quốc bối rối tại các quầy hàng bán dầu ăn "thật, giả lẫn lộn"

Theo báo “Người đưa tin kinh doanh thế kỷ 21” (21st Century Business Herald) có trụ sở ở Quảng Châu, các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn từ chối tiết lộ tỷ lệ phần trăm của các loại dầu khác nhau trong sản phẩm của họ vì lo ngại sẽ bị giảm lợi nhuận.

Một chai dầu lạc bị pha trộn có thể chứa chưa đầy 5% dầu lạc, trong khi một chai dán nhãn dầu ô liu có thể chứa ít nhất 1 giọt dầu ô liu nguyên chất. Hành động gian lận đó đã bị chỉ trích rộng rãi trong giới tiêu dùng Trung Quốc. Thế nhưng, các nhà sản xuất dầu khẳng định công thức sản phẩm của họ là bí mật thương mại và tiếp tục che giấu số lượng thực sự của các loại dầu pha trộn trong sản phẩm.

Người tiêu dùng Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến số lượng dầu cọ trong những loại dầu bị pha trộn, vì dầu cọ có hàm lượng cao chất béo bão hòa, trong một số trường hợp lên đến 50%. Một nguồn tin cho rằng dầu dừa chất lượng thấp sẽ đông đặc và trở thành một cục khối màu trắng ở nhiệt độ thấp. Ăn dầu loại dầu bị pha trộn này trong một thời gian dài có thể dẫn đến bệnh tim mạch.

Tập đoàn Dự trữ ngũ cốc Trung Quốc (Sinograin) - tập đoàn sở hữu một doanh nghiệp chế biến dầu và ngũ cốc - cho biết các loại dầu ăn pha trộn trên thị trường chứa chưa đầy 10% lượng dầu ghi trên nhãn mác. Tổng giám đốc của Sinograin, ông Wang Qinrong, cho biết các nhà sản xuất không muốn tiết lộ công thức pha chế vì điều này sẽ tiết lộ chi phí sản xuất.

Thậm chí, trong chai có dán nhãn dầu cá có chứa dầu đậu nành, dầu canola, dầu lạc, dầu vừng, phụ gia thực phẩm và…dầu cá. Các khách hàng nghi ngờ rằng hàm lượng dầu cá trong chai chưa đầy 25%.

Các hoạt động gian lận này đã ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của các loại dầu pha trộn trong những năm gần đây. Viện nghiên cứu thị trường Neilsen cho biết tỷ lệ phần trăm của các loại dầu pha trộn trong tổng số doanh thu bán dầu ăn được là 40,6% trong năm 2010 và giảm trong hai năm liên tục: 37,1% trong năm 2011 và 33,7% trong năm 2012.

Nguồn tin từ một công ty dầu ăn lớn nói các thương hiệu dầu ăn lớn thường không sử dụng dầu cọ trong sản phẩm của họ để tránh làm tổn hại đến uy tín kinh doanh. Trong khi đó, một nhà bán lẻ ở Thượng Hải cho biết dầu ăn có chứa dầu cọ thường được sử dụng rộng rãi trong các nhà hàng.

Do dầu cọ sẽ bị đông đặc trong điều kiện thời tiết lạnh, nó thường được pha trộn vào các loại dầu ăn ở miền nam Trung Quốc, nơi thời tiết ấm áp. Việc sử dụng dầu cọ có thể làm giảm đáng kể chi phí sản xuất. Một tấn dầu cọ có nhập khẩu từ 5.500 - 5.800 nhân dân tệ (900 USD - 950 USD) trong tháng mười, thấp hơn nhiều so với dầu đậu nành (7.100 nhân dân tệ - 1.100 USD) và dầu hạt cải (9.200 nhân dân tệ -1.500 USD).

Tổng giám đốc của Sinograin, ông Wang Qinrong, cho biết mặc dù các loại dầu pha trộn bị mất thị phần liên tục từ năm 2011, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra tiêu chuẩn quốc gia để điều chỉnh sản xuất, trong khi các nhà sản xuất từ chối tiết lộ công thức pha chế. Ngoài ra,  Trung Quốc vẫn còn chưa có một công nghệ để phân tích chính xác tỷ lệ các loại dầu trong dầu ăn bị pha trộn.

Theo WantChinaTimes/VietQ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.