"Thuốc độc" nợ xấu nhiều ông chủ nhà băng vẫn muốn ngậm

Việc bán nợ xấu cho VAMC sẽ giúp ngân hàng tăng thanh khoản và giảm tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống nhưng thực tế hiện nay, nhiều ông chủ nhà băng vẫn chần chừ, một phần do nợ xấu này có liên quan đến chính lãnh đạo ngân hàng.

Việc bán nợ xấu cho VAMC sẽ giúp ngân hàng tăng thanh khoản và giảm tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống nhưng thực tế hiện nay, nhiều ông chủ nhà băng vẫn chần chừ, một phần do nợ xấu này có liên quan đến chính lãnh đạo ngân hàng.

Xung quanh các vấn đề liên quan đến xử lý nợ xấu - được coi là "cục máu đông" của nền kinh tế, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, thành viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ. Ông Nghĩa cũng đang là Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh (BDI).

TS Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh (BDI).
TS Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh (BDI). Thưa ông, ông nhìn nhận như thế nào về đầu ra trong công tác xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC)?

 

Thực tế, các ngân hàng thương mại cũng đang ngần ngại nên bán nợ cho VAMC những món nhỏ, khoảng 600-700 tỷ đồng mà tới 300-400 hồ sơ, mỗi hồ sơ giá trị nợ bán chỉ 2-3 tỷ đồng.

 

Họ ngần ngại vì các khoản nợ lớn chủ yếu liên quan tới những tập đoàn lớn - mà số này cũng chính là liên quan tới ông chủ nhà băng hoặc thuộc chính sở hữu của ông chủ nhà băng. Nên họ cứ để đấy, dùng quyền lực trong ngân hàng để giữ, giãn, hoãn… chờ khi thị trường bất động sản phục hồi mới giải quyết.

 

Thế nên mới có quy định mua nợ xấu theo giá sổ sách để khỏi mặc cả, gây áp lực thanh tra rất lớn bắt buộc các ngân hàng phải bán. Những món nợ này nhà đầu tư nước ngoài mới quan tâm chứ các món nợ cứ 2-3 tỷ như bây giờ thì họ chẳng mua.

 

Theo ông, sang năm 2014 liệu đầu ra nợ xấu của VAMC đa “thông” hay chưa?

 

Rất khó để dự đoán điều này, nhưng cũng phải tới 2015 trở đi mới bán được. Điều quan trọng là nợ xấu đã được đẩy ra khỏi bảng cân đối tài sản của ngân hàng.

 

Lấy ví dụ, một doanh nghiệp đang kinh doanh bình thường, vì trót dính tới bất động sản nên thành nợ xấu và bị các các ngân hàng từ chối cho vay tiếp. Do vậy, doanh nghiệp phải dùng lợi nhuận kiếm được làm vốn lưu động. Ngân hàng khoanh số nợ xấu lại và cho vay mới nên nếu cho vay thì phải trích lập dự phòng rủi ro như cũ. Món vay 100 tỷ, trích lập dự phòng rủi ro 100 tỷ nữa, vị chi là 200 tỷ thì ngân hàng chết.

 

Theo ông, nếu áp Thông tư 02 vào 1/6/2014 liệu tỷ lệ nợ xấu có tăng đột biến?

 

Cũng rất khó đoán, nhiều dự báo tăng gấp 1,5 lần, hoặc 2 lần. Song tôi nghĩ, ngân hàng nào khôn ngoan, ngay cả nợ xấu của ông chủ cũng nên bán đi, vì khi bán cho VAMC, VAMC sẽ ủy quyền cho ngân hàng quản lý, nợ có tuột khỏi tay ngân hàng đâu, trong khi tỷ lệ nợ trong hệ thống giảm xuống; dự phòng rủi ro cũng hạ xuống. Khôn ngoan là như vậy nhưng nhiều ông chủ ngân hàng vẫn chần chừ bán nợ cho VAMC.

 

Nhiều lãnh đạo ngân hàng cho rằng, nếu áp Thông tư 02 thì không phải ngân hàng mà doanh nghiệp sẽ chết trước, vốn ra nền kinh tế càng nhỏ giọt, khó khăn hơn. Liệu có nên cân nhắc thời gian áp dụng không thưa ông?

 

Một là áp dụng dự phòng rủi ro theo đúng Thông tư 02. Hai là cho bộc lộ hết tỷ lệ nợ xấu, còn dự phòng rủi ro có thể tùy thuộc từng ngân hàng mà trích lập khác nhau. Tôi cho cách thứ 2 khả thi hơn cả.

 

Cho dù khi áp dụng Thông tư 02 nhiều quan ngại cho rằng bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trong hệ thống vẫn chỉ mới được “làm đẹp trên giấy” nhưng dù sao áp dụng còn hơn không, vì một phần cái xấu cũng sẽ bộc lộ; hệ thống tài chính sẽ được tái cơ cấu tốt hơn.

 

Khó chứng khoán hóa nợ xấu

 

Theo đánh giá của ông, việc chứng khoán hóa nợ xấu liệu có thể thực hiện ở Việt Nam hay không?

 

Điều này rất khó bởi để chứng khoán hóa được các khoản nợ xấu cần định giá, phân loại nợ. Công tác này khá phức tạp nên tôi cho rằng khó làm nổi.

 

Nhưng nợ xấu đã bán cho VAMC rồi thì có phải đã được phân loại?

 

Để chứng khoán hóa được thì phải có thị trường nợ tốt và thị trường tài chính tương đối lớn, lúc đó, đưa nợ xấu lên thị trường chứng khoán mới hút được nhà đầu tư mua.

 

Người đứng ra phát hành phải là các ngân hàng thương mại mới có thể bảo lãnh phát hành, và phải có 1 vài công ty định giá trái phiếu (theo loại 1, 2, 3… tương ứng với nợ có tài sản đảm bảo) rồi bán cho nhà đầu tư, sau đó nhà đầu tư mới bán cho dân chúng.

 

Trong khi đó, ở Việt Nam người dân chưa quen buôn bán kiểu này mà rủi ro ở những giao dịch này lại rất lớn.

 

Như vậy có phải do chúng ta chưa có thị trường mua bán nợ nên chưa thể làm được điều này?

 

Trụ cột của thị trường này phải là các quỹ đầu tư lớn, nhà mua bán có tổ chức, còn nếu chỉ có nhà đầu tư tư nhân nhỏ lẻ thì không ăn thua! Chứng khoán hóa thì người mua ban đầu phải là quỹ lớn đã.

 

Bây giờ, thị trường chứng khoán Việt Nam có đặc điểm: số lượng công ty niêm yết đông nhất Đông Nam Á nhưng chất lượng giá trị vốn hóa lại thấp nhất, chứng tỏ hầu hết doanh nghiệp niêm yết đều là doanh nghiệp nhỏ.


Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.