Tránh xa cua biển sặc sỡ nếu muốn giữ mạng sống

Các khoa học đã phát hiện, trong một số loại cua biển, thường là loại cua lạ, màu sắc sặc sỡ, thường chứa các độc tố chết người như chất saxitonin và tetrodotoxin có hại cho tim mạch, gây tử vong cao.

Các khoa học đã phát hiện, trong một số loại cua biển, thường là loại cua lạ, màu sắc sặc sỡ, thường chứa các độc tố chết người như chất saxitonin và tetrodotoxin có hại cho tim mạch, gây tử vong cao.

Hơn một tuần nay, người dân ở phường Mân Thái (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) bàng hoàng trước cái chết bất ngờ của ông Phan Văn Cư (SN 1962, trú tổ 19A, phường Mân Thái, quận Sơn Trà). Mới ngày nào, ông Cư còn rất khỏe mạnh, đi kéo lưới hàng ngày, nhưng đùng một cái đã tử vong vì... ăn cua lạ. Sự việc sau đó được một số người dân đưa hình ảnh lên mạng xã hội khiến nhiều người hoang mang, không biết nên ăn loại cua nào để tránh bị độc?

Tử vong sau khi ăn cua lạ

Anh ruột ông Cư là ông Phan Văn Chiện cho biết, sáng 14/4 vừa qua, ông Cư đi ra phía biển gần nhà kéo lưới và bắt về được một vài con cua có màu sắc rất sặc sỡ, lạ mắt. Chiều cùng ngày, ông Cư luộc mấy con cua này lên ăn. Sau khi ăn xong, ông cảm thấy trong người mệt mỏi và đi ngủ. Đến chiều tối, ông Cư tỉnh giấc và bị nôn mửa liên tục. Người thân phát hiện và đưa ông đi cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

cua biển, ngộ độc khi ăn cua biển, cua biển màu sắc sặc sỡ, độc tố trong cua biển, cua lạ

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên tránh những con cua có hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ. Ảnh: PV

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ nhận định, ông Cư bị trúng độc sau khi ăn cua lạ. Đây là một ca bệnh nặng nên các bác sĩ đã phải siêu lọc máu và bệnh nhân được chuyển đi cấp cứu tại đơn vị điều trị tích cực (ICU) của Bệnh viện Đà Nẵng. Nhưng không may, bệnh quá nặng nên ông Cư đã tử vong cùng ngày.

“Chúng tôi đi biển hay gặp loại cua này, nhìn màu sắc sặc sỡ. Ở các chợ hải sản chưa bao giờ bán loại cua này nên mỗi lần gặp thì thường vứt bỏ. Hôm ấy, chú Cư ăn 2-3 con cua gì đó, còn lại mấy con để trong tủ lạnh nhưng sau đó chúng tôi lấy đi vứt”, ông Chiện cho biết.

Đừng bao giờ... "ăn thử cho biết"

TS.BS Trần Bá Thoại (Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng) chia sẻ: “Chúng tôi rất đau lòng khi nghe tin bệnh nhân tử vong do nguyên nhân “lãng xẹt” là ăn những con cua biển lạ mắt. Đã có nhiều trường hợp ngộ độc do ăn cua “lạ”. Năm 2015, một cháu bé 10 tuổi ở Quảng Trị tử vong do ăn cua đá biển bắt từ đảo Cồn Cỏ về. Rồi đến giữa năm 2015, một nhóm công nhân đã bắt cua mặt quỷ ở dọc bờ biển Lý Sơn, Quảng Ngãi về làm mồi nhậu. Một giờ sau khi ăn, cả ba người có dấu hiệu tê cứng chân tay, khó thở, may mắn vì ăn ít và nhập viện kịp thời nên đã được cứu sống...”.

BS Trần Bá Thoại cho biết, các khoa học đã phát hiện, trong một số loại cua biển, thường là loại cua lạ, màu sắc sặc sỡ, thường chứa các độc tố chết người như chất saxitonin và tetrodotoxin trong thịt, trứng, nhiều nhất là càng và chân cua. Đây là những độc tố có hại cho tim mạch, gây tử vong cao. Tetrodotoxin là độc tố phát hiện nhiều nhất ở cá nóc, nhưng cũng hiện diện ở một số loài thủy sinh khác như bạch tuộc xanh, sa giông da nhám, ốc mặt trăng,...

BS Trần Bá Thoại khuyến cáo: “Thiên nhiên vốn kỳ thú, bông hồng đẹp thường có gai, con vật đẹp, màu sặc sỡ thường hay chứa độc tố. Cũng như nấm độc, cóc nhái độc thường có màu sắc đẹp hơn con bình thường. Với cua cũng thế, người dân nên tránh những con có hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ,...".

Theo BS Trần Bá Thoại, hiện có một số loài cua “lạ”, nếu ăn vào thì nguy cơ tử vong rất cao. Ví dụ:

Cua đá biển: Là một loài cua đất lớn, có vỏ màu tím sậm, chân dài, càng ngắn. Chúng là loài động vật ăn đêm, ban ngày trú ẩn trong các hang đào. Thức ăn chủ yếu của cua đá biển là các loại thực vật. Cua đá biển khi chín thì chuyển sang màu gạch.

cua biển, ngộ độc khi ăn cua biển, cua biển màu sắc sặc sỡ, độc tố trong cua biển, cua lạ 

Cua mặt quỷ: Là loại cua có độc phổ biến ở nhiều vùng biển nước ta. Những người ăn nhầm phải loại cua này có thể bị ngộ độc thần kinh. Độc tố trong cua mặt quỷ nằm ở thịt, trứng cua, nhiều nhất là thịt càng. Cua mặt quỷ có ở các tỉnh ven biển miền Trung, thường gặp ở vùng triều thấp.

cua biển, ngộ độc khi ăn cua biển, cua biển màu sắc sặc sỡ, độc tố trong cua biển, cua lạ 

Cua Florida: Loại cua này có vỏ đầu ngực gần giống hình elip ngang. Mặt lưng của vỏ cua hơi lồi nhưng láng phẳng. Cua sống có những vệt màu xanh da trời nhạt hơi lục, pha trộn với những vết loang màu đỏ tía. Các ngón chân màu sậm.

cua biển, ngộ độc khi ăn cua biển, cua biển màu sắc sặc sỡ, độc tố trong cua biển, cua lạ 

Cua hạt dây: Cũng là loại cua chứa chất độc nguy hiểm như cua mặt quỷ. Loại cua này vùng đầu được phủ kín bởi các u lồi dạng hạt. Cua sống thì có màu xanh lá cây đậm hơi vàng, đôi khi màu nâu vàng hoặc hơi đỏ tía. Đốt ngón các chân kìm có màu đen. Loại cua hạt thường được tìm thấy trên rạn san hô sống ở khu Hòn Tầm (Nha Trang, Khánh Hòa).

Tuyệt đối không ăn cua đã chết

Cua ở sông, hồ, biển thường lấy xác động vật hoặc các chất mùn làm thức ăn, vì thế bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của nó có chứa rất nhiều vi khuẩn và bùn đất.

Nhiều người do chưa rửa sạch cua, khi chế biến lại chưa nấu chín kĩ, nên khi ăn vô hình chung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những kí sinh trùng ở cua vào cơ thể, có thể khiến người ăn đi ngoài. Cách ăn cua an toàn nhất là luộc hoặc hấp cua chín kĩ rồi mới thưởng thức.

Ngoài ra, bạn chỉ nên mua cua sống. Bởi sau khi cua chết, những vi khuẩn trong cơ thể cua nhanh chóng sinh sôi nảy nở và thâm nhập vào phần thịt cua, khiến cho người ăn dễ buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.

Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn cua chết hoặc sắp chết. Cua còn tươi sống có phần mai hiện rõ màu xanh đen, có độ nhẵn bóng, phần bụng căng đầy, trắng sạch. Tránh những con cua sắp chết, phần mai có màu vàng, chân cua mềm, lật qua lật lại khó khăn. Sau khi chế biến xong ăn không hết, phần còn lại tốt nhất nên để ở nơi thoáng mát sạch sẽ, khi ăn nhất định phải đun lại.

Thịt cua có tính hàn, vì vậy những người có tì vị hư nên đặc biệt chú ý, tránh ăn quá nhiều dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài. Người bị cảm lạnh sốt, tiêu chảy, người bị viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và những người bị bệnh viêm gan cũng nên hạn chế ăn cua.

Ngoài ra, trong cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng độn g mạch, bệnh mỡ trong máu cao.

Theo GĐ&XH


Tránh xa cua biển sặc sỡ nếu muốn giữ mạng sống


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.