- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vấn nạn chặt chém: Những bát phở giá 'trên trời'
100 nghìn, 200 nghìn và lên tới cả 300 nghìn là những bát phở mà thực khách phải ngâm ngùi rút trả tiền...
100 nghìn, 200 nghìn và lên tới cả 300 nghìn là những bát phở mà thực khách phải ngâm ngùi rút trả tiền...
Nửa triệu cho bữa ăn bình dân ở vỉa hè
Gần đây nhất một hóa đơn cho bữa ăn bình dân với giá gần nửa triệu vừa
được chia sẻ trên mạng. Theo như người đăng tin giới thiệu, bát phở mà
cô nói tới rất bình thường nhưng lại được tính tiền theo giá bất thường.
Trên trang cá nhân, người dùng B.T có viết: "Giữa lòng thủ đô lại có
kiểu chặt chén như thế này sao? Bát phở gà như Bình thường phở xào 1 đĩa
toàn rau cải. Bò húc 30.000 đồng 1 lon; Phở xào thêm rau 140.000 đồng;
Phở xào bình thường 120.000 đồng; Phở nước 100.000; Trứng trần 20.000
đồng 1 quả. Nếu đáng như số tiền bỏ ra thì không sao nhưng đây lèo tèo.
Mọi người tránh quán phở....ra nhé".
Như vậy, "tổng thiệt hại" của B.T phải chi ra theo như bảng kê lên tới
490.000 đồng, cái giá không hề rẻ cho bữa ăn bình dân tại một quán vỉa
hè.
"Hoá đơn" tính tiền cho bữa ăn của B.T |
Với
mức giá được B.T nêu trong chia sẻ cá nhân, có thể thấy rằng trung bình
mỗi đồ dùng đều cao hơn so với mặt bằng chung từ 2-3 lần và được cô
nhận định rằng "lèo tèo", không đáng với số tiền bỏ ra.
Cũng chính bởi vậy, dân mạng càng tỏ ra ngạc nhiên và đồng tình với quan
điểm là "né" không tới quán ăn này để tránh bị "chặt chém".
Bức xúc vì ăn bát phở gà giá 300 nghìn giữa Hà Nội
Chị Phạm Tr, nạn nhân của vụ việc cho biết, ngày 2/4, chị vào một quán
phở trên phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội để ăn tối. Ăn xong, đến khi tính
tiền, chủ quán “hét” giá là 300 nghìn đồng. Chị thắc mắc thì được giải
thích: giá 1 bát phở đùi và trứng là 200 nghìn đồng; 4 quả kê giá 100
nghìn đồng và yêu cầu thanh toán.
Bát phở đùi gà có giá 300 nghìn đồng được Phạm Tr chia sẻ lên diễn đàn mạng |
“Thực ra cách đây hơn 2 tháng tôi và chồng cũng từng ăn ở quán phở này và được tính giá 120 nghìn đồng cho 2 bát nhưng thật sự lần này là quá đắt. Thấy tôi có thái độ, bà ấy bảo tôi rằng bây giờ cháu muốn trả lại tiền chứ gì. Tôi bảo cô trả bao nhiêu hợp lý thì trả. Bà ấy bảo trả lại tôi 50 nghìn đồng xong chỉ rút số tiền 40 nghìn đồng trả lại” - Chị Phạm Tr nói.
Cũng đồng cảnh ngộ với chị Phạm Tr, rất nhiều người xem bài viết của chị Tr cũng đã đồng loạt lên tiếng về việc ăn uống ở quán phở này.
Nickname Hoàng Ngọc cho biết: “Có lần gia đình mình đi
du lịch về quyết định ghé vào quán này ăn. Tuy nhiên khi ăn xong 4 bát
phở, 1 đĩa gà chặt loại nhỏ mà chị chủ quán “chặt” hơn 1 triệu. Xót xa
quá vì nhà mình ở ngay ngõ Văn Chương”. “Có lần 3 giờ sáng vợ chồng mình
ghé vào quán phở này để ăn. Sau khi gọi 2 bát phở đùi và 2 cốc trà đá,
nhà mình bị tính 250 nghìn đồng”, nickname Nhật Lê bức xúc.
Quán phở này có diện tích khá nhỏ, nằm ngay trên mặt phố Tôn Đức Thắng,
Đống Đa, Hà Nội. Bên ngoài, dưới tên quán phở gà ta lâu năm là hình ảnh
bát phở gà quảng cáo bị mất giá. Phía bên trong có treo bảng menu các
loại phở nhưng không đề giá cụ thể.
Trước phản ánh về việc khách hàng tố quán ăn có "chặt chém", chủ quán
phở này cho hay: "Tối 2/4, cô gái kia vào quán tôi gọi 4 quả kê, 1 đùi
gà to, 4 quả trứng gà non để ăn. Ăn xong, cô này lẩm bẩm kêu nên tôi trả
lại cô ấy 40 nghìn đồng.
Ăn cái đùi gà to giá 150 nghìn ngập mặt chứ có phải ăn một bát phở bình
thường đâu. Lại thêm 4 – 5 quả trứng tràng, 4 quả cà gà. Một bát phở
bình thường tôi đã bán với giá 40-50 nghìn rồi. Ở chỗ khác họ còn bán
200 nghìn/1 đùi gà”.
Khóc ngất vì bát phở bình dân 200 nghìn đồng ở Hà Nam
Khách thường xuyên bị yêu cầu phải trả tiền cho một bát phở, bát bún với
giá cao ngất ngưởng, nếu cự cãi sẽ bị đe dọa... Lối làm ăn “lấy thịt đè
người”, mang màu sắc “xã hội đen” vừa vi phạm pháp luật vừa vô nhân
tính này không hiểu sao đến nay vẫn tồn tại ở TP. Phủ Lý dù đã được báo
chí đề cập nhiều lần.
Chị M, nạn nhân của vụ việc cho biết, ngày 15/2, người thân của chị có
công việc phải qua địa phận tỉnh Hà Nam và họ quyết định dừng chân ăn
sáng tại một quán phở nằm cạnh đường tàu, thuộc địa phận TP Phủ Lý (Hà
Nam).
Vốn cẩn thận, trước khi ăn phở, gia đình này đã hỏi trước giá tiền. Khi
chủ hàng là một phụ nữ trả lời 25.000 đồng/bát, họ đã quyết định dùng
bữa sáng với 6 suất phở bò.
Một trong những quán phở “chặt chém” khách ở Hà Nam được chia sẻ |
Tuy
nhiên, đến khi tính tiền, chủ quán “hét” giá cho 6 bát là 1.025.000
đồng. Gia đình ngơ ngác không hiểu thì được giải thích: Bát đầu có giá
25.000 đồng, còn những bát sau có giá 200.000 đồng/bát.
Quá bức xúc với kiểu làm ăn chặt chém này, gia đình chị M phản kháng và
ngay lập tức, người phụ nữ này rút điện thoại ra gọi và chỉ vài phút
sau, 10 thanh niên nam, xăm trổ đầy mình hùng hổ bước vào.
Biết gặp phải “cướp”, gia đình chị nuốt cục tức vào trong và chấp nhận
trả tiền trong nỗi uất ức không thể xoa dịu đến tận vài ngày sau.
Sau khi về Hà Nội, chị M quyết định share lên diễn đàn để cảnh báo cho
những người dân khi đi qua địa phận này lưu ý để không bị “ăn quả lừa”
như mình. Anh V một nạ nhân khác cũng bức xúc chia sẻ. Cụ thể, vào
khoảng giữa tháng 10 năm 2015, 4 người bạn của anh, vì không biết thông
tin về các quán phở "chém" nên đã dừng chân ăn uống và phải trả tổng
cộng 840 nghìn cho 4 bát phở bò và 4 chén rượu quê.
Sau đó, 1 người bạn khác của anh cũng đã phải trả 150 nghìn cho bát phở
tại 1 quán ăn thuộc dãy phố này. "Gần đây nhất, 2 ông anh của tôi từ
Thanh Hóa ra Hà Nội cũng đã phải trả 700 nghìn cho 2 xuất cơm cá kho khi
ăn hàng ở đây" - anh V cho biết.
Theo anh V, trên đoạn đường này có khoảng 5, 6 quán cơm phở nằm liền nhau, và tình trạng chặt chém không chỉ diễn ra ở 1 quán.
Những quán ăn này mang tiếng “chặt chém” nhưng không bị dẹp bỏ mà vẫn tồn tại nhiều năm nay |
Được biết đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra ở Hà Nam.
Vào tháng 3/2013, một nhóm du lịch phượt đi từ Hà Nội - Ninh Bình khi đi
ngang qua Phủ Lý - Hà Nam dừng lại ở quán ăn gần đoạn ngã tư thành phố
hướng ra quốc lộ 1A để ăn uống thì cũng bị “chặt chém” không tương tiếc.
Một điều khó hiểu là rất nhiều thông tin về những quán ăn này được lan
truyền công khai và rất rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại
chúng, thậm chí mách miệng nhau nhưng đến nay nó vẫn ngang nhiên tồn
tại.
Bát phở 195 ngàn ở sân bay Tân Sơn Nhất
Kể từ khi có quy định áp giá trần dịch vụ ăn uống ở các cảng hàng không,
tình trạng mỳ “chém” phở “chặt” tuy đã giảm bớt nhưng vẫn chưa thực sự
làm hài lòng hành khách. Lợi dụng một số khách hàng chọn món theo quán
tính, một số nhân viên đã “lập lờ” để khách chọn một món nhưng phải trả
nhiều thứ tiền khác nhau mà không hề biết trước.
Cuối tháng 5, một vị khách đã nếm trái đắng khi phải trả tới 105.000 cho
một bát phở tại sân bay Tân Sơn Nhất. Cụ thể, khách hàng này đã phải
móc ví trả một số tiền “không tưởng” đối với một bát phở. Theo hóa đơn,
một tô phở thập cẩm tại tiệm phở này có giá 105.000 đồng, trong đó bao
gồm 55.000 phở trẻ con + 30.000 thịt mềm + 20.000 phở người lớn.
Và gần đây nhất chị L.H. ở TP Hồ Chí Minh cũng có chia sẻ câu chuyện ăn phở ở sân bay mà chị vừa mới trải nghiệm vào sáng ngày 15/9 khi chờ máy bay bay ra Hà Nội công tác.
Chị gọi một bát phở bò tái chín ít bánh phở cộng với một chai nước. Bạn nhân viên tính tiền ngay lập tức oder “giúp” chị một bát phở lớn với giá tiền 75.000 đồng/bát thay vì gợi ý cho chị bát phở cỡ nhỏ giá 55.000 đồng hoặc có thể hỏi lại chị là chọn ăn bát phở to hay bát phở nhỏ.
Đến khi nhân viên bê ra bát phở thì đúng là bát phở to vật vã nhưng nhìn vào thấy toàn nước với bánh, có rất ít thịt (trong khi bát phở trị giá 75.000 đồng), khoắng 3 đũa thì hết thịt bò. Thấy thế, chị đến gọi thêm một bát bò viên (30.000 đồng/bát) để ăn cố cho hết bát phở thì nhân viên nhất quyết từ chối. “Dù biết tiền thuê mặt bằng ở sân bay để kinh doanh khá đắt đỏ, nhưng tôi không nghĩ bát phở tôi ăn lèo tèo vài miếng thịt bò mỏng lại có giá đến tận 75.000 đồng. Đi ăn ở ngoài chắc giá bát phở này chỉ 25.000 đồng là cao”, chị L.H chia sẻ.
Bát phở trị giá 75.000 đồng có đúng 3 miếng thịt bò được xắt mỏng dính. |
Trước đó, câu chuyện về “mỳ chém”, “phở chặt” ở sân bay Tân Sơn Nhất vẫn thường xuyên diễn ra, khiến không ít thực khách lắc đầu ngao ngán về giá cả cũng như dịch vụ ăn uống ở sân bay này.
Cụ thể, vào hồi tháng 5, sau khi gọi một bát phở ở sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách bất ngờ khi giá được "nâng cấp" nhiều lần từ 55.000 đồng thành 105.000 đồng. Vụ việc gây tranh luận quanh chuyện giá một bát phở cũng như cách tính tiền ăn uống ở một nơi đặc thù như phòng đợi sân bay.
Hay như trước đó, bát phở kèm một chai Coca - Cola giá trên 115.000 đồng; tô mì Ý bò băm giá 160.000 đồng... là những chuyện thường thấy ở Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
-
Thị trường03/12/2023Giá vàng nhẫn trong nước tuần qua biến động mạnh, có một số phiên tăng cao nhưng cũng có hai phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, có thương hiệu tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Thị trường15/07/2023Với túi tiền dưới 2 tỷ đồng, khách muốn mua nhà đất tại Hà Nội có thể tham khảo ở những khu vực không trung tâm, trong ngõ nhỏ như Yên Nghĩa, Lĩnh Nam, Đại La ...
-
Thị trường03/05/2023Giá vàng ngày 3/5 lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Vì thông tin việc làm từ Mỹ đã khiến giá vàng tăng vọt chỉ sau một đêm.
-
Thị trường25/04/2023Câu chuyện giá vé máy bay tăng cao - giảm sốc vẫn tiếp tục "nóng" trên nhiều diễn đàn. Nhu cầu đi lại tăng cao dịp nghỉ lễ dài đến gần, giá vé ra sao được quan tâm.
-
Thị trường25/04/2023Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 hạ nhiệt, song không giảm quá nhiều. Các đại lý ôm vé bán xả dịp này, nhưng do giá cao nên mức bán ra cũng chỉ giảm 100.000-200.000 đồng/vé.
-
Thị trường06/02/2023“Hết hàng rồi em ơi, khách đợt này mua nhiều quá hàng về không kịp để bán, chị cũng không dám nhận đơn đặt trước đâu em”.
-
Thị trường07/12/2022Giá lợn hơi hôm nay (7/12) tiếp tục giảm đồng loạt trên cả nước khiến người chăn nuôi thấp thỏm dù đang trong cao điểm tiêu thụ Tết. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, siêu thị, theo các tiểu thương, sức mua cũng èo uột chỉ bằng 60-70% so với giữa năm.
-
Thị trường14/11/2022VietinBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất nhóm “Big 4” với mức 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
-
Thị trường09/11/2022"Nhỏ nhưng có võ", hạt dẻ tí hon mang hương vị núi rừng thơm ngon hấp dẫn, mới vào mùa đã được chị em tranh nhau đặt mua. Đến tháng 12 là sẽ hết mùa hạt dẻ, muốn ăn sẽ phải chờ đến sang năm.
-
Thị trường09/11/2022Mặc dù Sở Công Thương Hà Nội đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn cung xăng dầu, bơm thêm 1.000m3 xăng, dầu và đảm bảo các cây xăng hoạt động bình thường thế nhưng tình trạng đóng cửa, bán xăng cầm chừng vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tại các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
-
Thị trường09/11/2022Chuông cảnh báo suy thoái đang vang lên. Điều đó có nghĩa đã đến lúc cần phải có một cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính, đồng thời giữ một cái đầu lạnh trước thời cuộc.
-
Thị trường09/11/2022Giá vàng hôm nay 9/11 trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tuần giữa bối cảnh đồng USD có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn sau khi Mỹ công bố thông tin về thị trường lao động.
-
Thị trường02/09/2022Giá vàng hôm nay 2/9 trên thị trường quốc tế giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce (48,7 triệu đồng/lượng) trong bối cảnh đồng USD lại tăng vọt lên đỉnh cao 20 năm.