Vỉa hè: 'Đại siêu thị đắt khách nhất thủ đô
Trăm con phố, vạn hàng rong… Có phố, có hè là có người buôn kẻ bán. Đi bất cứ ngõ ngách nào, từ phố lớn tới ngõ nhỏ ở Hà Nội đều có thể thấy được cảnh người buôn bán tấp nập trên ngay trên vỉa hè
Trăm con phố, vạn hàng rong… Có phố, có hè là có người buôn kẻ bán. Đi bất cứ
ngõ ngách nào, từ phố lớn tới ngõ nhỏ ở Hà Nội đều có thể thấy được cảnh người
buôn bán tấp nập trên ngay trên vỉa hè
Trăm con phố, vạn hàng rong... Có phố, có hè là có người buôn kẻ bán. Đi bất cứ
ngõ ngách nào, từ phố lớn tới phố nhỏ, ngõ lớn tới ngõ nhỏ ở Hà Nội đều có thể
thấy được cảnh người buôn bán tấp nập trên ngay trên vỉa hè mặc dù không phải
chợ. Có không ít vỉa hè giờ đã biến thành những khu chợ tự phát hay những khu ăn
chơi nổi tiếng mà hẳn ai sống ở thủ đô cũng đều nhận thấy.
Vỉa hè Hà Nội vốn là một nơi kiếm sống, là kế sinh nhai, thì nay trong giai đoạn
khó khăn nó càng cứu cánh của nhiều gia đình Hà Nội và ngoại tỉnh có thể sống
qua giai đoạn khắc nghiệt này.
Vỉa hè: Chợ đêm lớn nhất Hà Nội
“Này, có dắt xe ra chỗ khác để tao bán hàng không thì bảo”, một người đàn ông
tuổi trung niên lớn tiếng quát người đi đường khi lỡ để chiếc xe chắn ngang cửa
hàng dán điện thoại của người đàn ông này. Như một lẽ tất nhiên, cứ về chiều,
khu vực vỉa hè, lòng đường từ cầu vượt Mai Dịch đến ngã tư Nguyễn Phong Sắc –
Xuân Thủy, Cầu Giấy lại trở thành một “thiên đường” dành cho hàng rong.
Tại đây, trên vỉa hè có hàng trăm hàng rong bán đủ các loại mặt hàng từ quần áo,
giày dép cho đến túi xách, thắt lưng, rau quả, kính mắt, ví, nước uống, đồ ăn,
gấu bông, trà đá, chè… Chỉ với một cái bạt trải ra và bày đầy hàng hóa lên bán
mà không phải mất thêm khoản phí nào khác. Đông đảo người dân đổ về khu vực Xuân
Thủy để bán hàng cho thấy đây là địa điểm vàng bởi sức mua lớn không thể tưởng.
Tấp nập vỉa hè nơi buôn bán, giái trí cho đa sỗ người dân. |
Chị Ngọc Anh, có thâm niên bán
quần áo vỉa hè tại đây lâu năm cho biết, bình thường một người
bán hàng có thể bán ra hàng khoảng trên dưới 10 triệu đồng tiền
hàng. Theo đó, lợi nhuận thu được cũng được 40 - 50%, bởi quần
áo đồ vỉa hè thường lãi một nửa. Có những mặt hàng lãi gấp đôi,
gấp ba thì thu nhập còn cao hơn.
Trên phố Phan Văn Trường (dọc Chợ Xanh, Xuân Thủy, Cầu Giấy) từ
lâu trở thành tụ điểm của hàng rong và bãi trông xe trái phép.
Người bán hàng sống chết cũng phải “bám trụ” vì “miếng cơm manh
áo” nên đã gắn chặt với vỉa hè.
Chị Nguyễn Thị Minh, quê Thái Bình bán hàng nem chua, xúc xích
trên phố Phan Văn Trường chia sẻ “dạo gần đây đông người đổ về
bán quá nên cũng hơi ế hàng nhưng thu nhập còn hơn làm ruộng ở
quê nhiều”. Đếm qua trên phố này cũng có đến cả 200 – 300 người
bán hàng rong như chị Minh. Vì lợi nhuận tốt nên hầu hết các
hàng rong đều bám trụ mặc dù bị lực lượng an ninh trật tự phường
dẹp hàng ngày.
Về chiều, dọc tuyến đường Hồ Tùng Mậu từ đầu cầu vượt Mai Dịch
đến hết Đại học Thương Mại (Quận Cầu Giấy), vỉa hè là một thiên
đường để hàng trăm hàng rong, bán la liệt các mặt hàng từ bún
đậu, bún nem, hàng ăn uống đến hàng giày dép, quần áo, trông giữ
xe… Bắt đầu từ 5h chiều đến 11h đêm, khu vỉa hè lại trở lên nhộn
nhịp, không khí mua bán tấp nập. Không mất tiền thuê địa điểm,
chỗ bán hàng thuận tiện, nhiều người đi lại, giá rẻ hơn, nên các
hàng rong ở đây ngày càng sống khỏe, kiếm lời lớn.
Đặc biệt, tuyến phố Chùa Bộc trở thành địa điểm “nóng” của hàng
rong. Sự tập trung quá đông của hàng rong đã biến vỉa hè trở
thành một khu chợ đêm sầm uất. Cảnh người bán, người mua, người
dừng xe lại tấp nập đã cho thấy đây là địa điểm làm ăn bậc nhất
của các gánh hàng rong vỉa hè. Khu “chợ đêm” Chùa Bộc này tập
trung chủ yếu là các mặt hàng thời trang bao gồm giày dép, quần
áo, túi xách. Mặc dù phố Chùa Bộc được coi là con phố thời trang
bậc nhất Hà Nội nhưng với việc xuất hiện của chợ đêm vỉa hè này,
các cửa hàng khang trang phải kêu trời vì mất khách, ế ẩm.
Trước cổng trường Đại học Giao Thông là một tụ điểm nổi tiếng
của các hàng trà đá, giải khát. Giờ tan tầm, học sinh, người đi
làm đến uống làm cho hơn 10 quán trà đá đông nghịt người, phục
vụ không kịp.
Quán hàng lợi nhuận cao nhờ chi phí thấp: Không thuê nhà, ít chịu thuế. |
Những vỉa hè ăn chơi “sành điệu”
Sinh sôi, nảy nở nhanh nhất, vốn ít, lợi nhuận thuộc hàng siêu
khủng… vào buổi tối ở Hà Nội hàng trà chanh mọc lên như nấm và
theo đó các phố trà chanh cũng đếm không xuể.
Ngã Tư sở, phố Nhà Thờ, khu vực sân vận động Mỹ Đình, công viên,
ngõ ngách… được giới trẻ gọi là những phố trà chanh lớn, đắt
khách giữa thủ đô. Bắt đầu hoạt động từ giờ tan tầm làm việc
buổi chiều cho tới đêm khuya, tại mỗi một con phố này có tới
hàng trăm quán trà chanh lớn nhỏ. Hàng quán nào cũng chật kí
khách, tập nập người vào người ra như đi trẩy hội.
Anh Ngô Thế Bảo, chủ một quán trà chanh tại phố Nhà Thờ cho
biết, trà chanh đã xuất hiện cách đây vài năm. Mới đầu, ở đây
chỉ có vài quán, sau thấy làm ăn được, nhiều người cũng đầu tư
mở quán bán trên vỉa hè. Giờ thì không chỉ ở đây có phố trà
chanh mà nhiều nơi khách cũng vậy. Tuy nhiên, lượng trà bán ra
mỗi buổi tối vẫn không hề giảm, anh Thế Bảo chia sẻ.
Tương tự, khu vực sân vận động Mỹ Đình, tận dụng vỉa hè khá
thông thoáng, hàng trăm hàng trà chanh đã mọc lên. Chị Kiều Liên
bán trà chanh ở đây tiết lộ“bán trà chanh, mía đá vỉa hè một
tháng có thể thu 20 triệu đồng tiền lãi nếu đúng vào thời gian
nắng nóng. Còn những ngày tháng bình thường, thời tiết mát mẻ,
thu nhập vào khẳng trên 10 triệu đồng chứ không ít”.
Bác Nguyễn Văn Toản chạy xe ôm ở khu vực này cho biết, dọc con
đường Lê Đức Thọ, nhất là khu vực trước sân vận động, tối đến
hàng trăm quán trà chanh bày bán la liệt, hàng quán nhiều không
đếm xuể. Nhiều người thấy thế nên thường gọi khu vực sân vận
động là phố trà chanh về đêm.
Trà chanh, đặc sản vỉa hè Hà Thành. |
Có mặt tại khu vực Ngã Tư Sở vào
10h đêm mà các quán trà chanh, mía đá vỉa hè ở đây vẫn chật kín
khách. Cả một khoảng vỉa hè rộng không có lấy một chỗ trống. Một
chủ quán trà chanh tại đây tay vừa làm trà cho khách vừa vi vẻ
nói: “Buổi tối ở đây bán khoảng 200-300 trăm cốc trà tranh. Có
tối trời nóng có thể bán tới 500 cốc..
Giá đồ uống bình dân lại ở địa điểm thoáng mát nên khá hút
khách. Theo như vị chủ quán này, bán hàng này một vốn bốn lời
cộng với việc không phải mất tiền thuê mặt bằng nên hàng trà
chanh càng ngày càng đông, chỗ nào có vỉa vè là chỗ đó có quán
mọc lên.
Với chi phí rẻ, phương thức linh hoạt, hàng hóa phục vụ những
nhu cầu thiết yếu của người dân, kinh doanh vỉa hè được coi là
kế sinh nhai của hàng vạn các lao động ngoại tỉnh đổ về Hà Nội.
Việc hàng rong quy tụ biến thành chợ tạm, chợ đêm lấn chiếm vỉa
hè xảy ra ở hầu hết các con phố ở Hà Nội.
Các phố Hồ Tùng Mậu, Trần Cung, phố Tạ Hiện, Tây Sơn, Nguyễn
Trãi (trước các cổng trường đại học Kiến Trúc), vỉa hè phố Nhà
Thờ, nhà Chung ở Hà Nội, Lê Đức Thọ, Đê La Thành, Hàng Than,
Hàng Ngang,…cũng trở thành những “khu đất vàng” cho kinh doanh
vỉa hè sinh sôi.
Theo
VEF